Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ mới năm 2022

09/06/2022
Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ
2356
Views

Hiện nay, người dân nghe nhiều về vấn đề giảm trừ gia cảnh, đặc biệt là vấn đề giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ, tuy nhiên, lại không có nhiều người nắm rõ pháp luật liên quan, về mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ. Vậy hôm nay, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu chi tiết về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý:

Giảm trừ gia cảnh là gì?

Giảm trừ gia cảnh đã được quy định rõ trong khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi bổ sung 2012. Theo đó, Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú

Mức giảm trừ gia cảnh

Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi bổ sung 2012đã quy định mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc. Tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Theo đó, từ ngày 01/07/2020 mức giảm trừ gia cảnh được quy định như sau:

  • Mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng hoặc 132 triệu đồng/năm.
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Người phụ thuộc là những đối tượng nào?

Người phụ thuộc được quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi bổ sung 2012. Theo đó, người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

  • Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
  • Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Vậy, bố, mẹ thuộc đối tượng người phụ thuộc nếu ông, bà đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động.

Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ

Bộ mẹ thuộc đối tượng người phụ thuộc, vì vậy, nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ sẽ tuân theo nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc như sau:

  • Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
  • Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
  • Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày thông tư 111/2013/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
  • Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ GC cho người phụ thuộc.
  • Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ
Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ

Thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ

Để đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ, hay cho người phụ thuộc, người dân cần làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định pháp luật hiện hành, cá nhân đăng ký giảm trừ gia cảnh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký cá nhân phụ thuộc của người có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo Mẫu số 20-ĐK-TCT
  • Bản sao thẻ căn cước công dân, Chứng minh thư nhân dân còn hiệu lực (đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với người dưới 14 tuổi); (đối với người phụ thuộc là người Việt Nam)
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy khai sinh còn hiệu lực (Đối với người phụ thuộc là người nước ngoài hoặ người Việt Nam ở nước ngoài)

Bước 2: Người dân nộp hồ sơ cho cơ quan Thuế có thẩm quyền

Bước 3: Xác nhận, kiểm tra hồ sơ và trả kết quả

Cơ quan Thuế sau khi nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ còn sai sót, chưa đầy đủ, cơ quan Thuế trả lại hồ sơ cho người nộp và nêu rõ lý do trả lại hồ sơ. Nếu hồ sơ đẫ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thuế nhận hồ sơ, tiến hành làm việc và trả kết quả theo thời hạn quy định.

Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ

Người dân khi có yêu cầu xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ trong trường hợp bố mẹ thuộc diện người phụ thuộc, người dân có thể dùng mẫu đơn đăng ký người phụ thuộc khi nộp thuế (mẫu 07/ĐK-NPT-TNCN) ban hành kèm theo (Ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm. Bạn đọc có thể tải về theo mẫu sau:

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, Xác nhận độc thân, trích lục ghi chú lý hôn …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp:

Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo?

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
a) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
b) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.

Các xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc

Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.

Người không nơi nương tựa là người như thế nào?

Pháp luật không quy định cụ thể về nguời không nơi nương tựa. Tuy nhiên, có thể hiểu người không nơi nương tựa là người sống cô đơ, sống độc thân, không có hoặc hông còn thân nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.