Xin chào Luật sư 247. Tôi và vợ đã kết hôn 3 năm và mới sinh con đầu lòng cách đây 5 hôm, hiện tại gia đình chúng tôi chưa thực hiện việc đăng ký khai sinh cho cháu bởi gia đình đã làm mất giấy chứng sinh. Tôi có thắc mắc rằng tôi có thể xin cấp lại giấy chứng sinh không? Thủ tục xin cấp lại giấy chứng sinh như thế nào? Cách soạn thảo mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng sinh ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Pháp luật quy định về giấy chứng sinh như thế nào?
Theo quy định, giấy chứng sinh là một loại giấy tờ quan trọng, do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cấp để chứng thực, xác nhận sự ra đời của một con người nào đó và có giá trị cho đến khi ngươi được đề cập trong giấy chứng sinh có khai sinh.
Giấy chứng sinh được sử dụng là một trong những căn cứ quan trọng để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ.
Giấy chứng sinh đề cập những nội dung gì?
Giấy chứng sinh đề cập những nội dung sau đây:
- Họ và tên người mẹ;
- Năm sinh người mẹ;
- Thông tin về giấy CMND/CCCD của người mẹ;
- Đã sinh con ra vào lúc nào;
- Giới tính con sinh ra;
- Cân nặng con sinh ra;
- Con sinh ra thứ mấy;
- Số con một lần sinh;
- Dự định đặt tên cho con là gì;
- Chữ ký của người đỡ đẻ; và thủ trưởng cơ sở y tế.
Giấy chứng sinh có vai trò như thế nào?
Các yếu tố để giấy chứng sinh trở nên quan trọng đó là:
Xác thực, ghi lại thông tin ra đời của một người
Hiện nay, trong mẫu Giấy chứng sinh đều có ghi đầy đủ thông tin của em bé khi được sinh ra như thông tin của người mẹ, thời gian và địa điểm em bé được sinh ra, các thông tin liên quan tới em bé như giới tính, cân nặng, sức khỏe, tên tạm thời, tên người đỡ đẻ,…
Căn cứ để làm Giấy khai sinh
Trong trường hợp nếu không có Giấy chứng sinh thì căn cứ theo quy định tại Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, người đăng ký khai sinh cho trẻ sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác chứng minh sự ra đời như:
– Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
Căn cứ để làm thủ tục hưởng chế độ thai sản cho cha, mẹ
Đối với trường hợp nếu trẻ chưa kịp làm giấy khai sinh, cha, mẹ có thể sử dụng bản sao Giấy chứng sinh để làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho mình.
Thủ tục cấp giấy chứng sinh lần đầu được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2015/TT-BYT và điểm a , điểm b khoản này được sửa đổi bởi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 34/2015/TT-BYT và khoản 1 Điều 1 Thông tư 27/2019/TT-BYT) quy định về thủ tục cấp Giấy chứng sinh lần đầu cụ thể như sau:
– Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 01 hoặc Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này.
Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Trường hợp trẻ được sinh ra ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ thì cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của trẻ phải điền vào Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho Trạm y tế tuyến xã nơi trẻ sinh ra để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh, Trạm y tế tuyến xã phải làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ.
Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này
– Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.
Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Việc cấp giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Cấp lại Giấy chứng sinh trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT, được cấp lại Giấy chứng sinh trong các trường hợp sau:
– Trường hợp đã cấp Giấy chứng sinh mà phát hiện có nhầm lẫn trong quá trình ghi chép;
– Trường hợp Giấy chứng sinh bị mất, rách, nát.
Theo đó, thẩm quyền cấp lại Giấy chứng sinh gồm:
– Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản – nhi;
– Nhà hộ sinh;
– Trạm y tế cấp xã;
– Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.
Tải xuống Mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng sinh
Hiện nay, mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh được ban hành tại Phụ lục số 03 Thông tư 17/2012/TT-BYT.
Thủ tục cấp lại giấy chứng sinh được thực hiện như thế nào?
Thủ tục cấp lại giấy chứng sinh, theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định cụ thể như sau:
– Trường hợp đã cấp Giấy chứng sinh mà phát hiện có nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng sinh có nhầm lẫn để hủy, đơn và giấy tờ chứng minh được lưu cùng với bản lưu cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.
Giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn: đối với trường hợp nhầm lẫn về họ tên mẹ hoặc người nuôi dưỡng, năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, dân tộc thì gửi kèm bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu); đối với trường hợp nhầm lẫn về nơi đăng ký tạm trú thì kèm theo xác nhận của Công an khu vực về nơi đăng ký tạm trú.
– Trường hợp mất, rách, nát Giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng sinh mới như trường hợp cấp Giấy chứng sinh có nhầm lẫn.
Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 03 ngày làm việc.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Công chứng giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Giấy khai sinh công chứng có thời hạn bao lâu?
- Khi sở hữu nhà chung cư thì có được thay đổi kết cấu hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng sinh mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như mẫu trích lục khai tử bản chính hoặc sử dụng dịch vụ trích lục khai tử, kết hôn với người nước ngoài… của chúng tôi, Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản – nhi;
– Nhà hộ sinh;
– Trạm y tế cấp xã;
– Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.
Theo Thông tư 17 cũng như các văn bản khác của Bộ Y tế, không có quy định nào đề cập đến lệ phí cấp lại giấy chứng sinh. Do đó, khi xin cấp lại giấy chứng sinh, cha mẹ hoặc người thân thích khác của trẻ sẽ không phải nộp khoản phí nào.
Bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh; theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư; kèm theo giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu