Xin chào Luật sư 247. Hiện tại tôi phát hiện một vụ việc vi phạm pháp luật và muốn trình báo tới cơ quan công an. Luật sư cho tôi hỏi rằng tôi có thể trình báo đến cơ quan công an nào và soạn thảo mẫu đơn trình báo công an khi phát hiện tội phạm như thế nào? Trình tự, thủ tục tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm của Cơ quan công an ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Gửi đơn trình báo phát hiện tội phạm đến Cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 163 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự như sau:
“Điều 163. Thẩm quyền điều tra
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.”
Như vậy, khi phát hiện tội phạm và các hành vi phạm tôi, người dân nên trình báo tại cơ quan công an cấp huyện nơi tội phạm xảy ra để đơn trình báo được giải quyết một cách nhanh nhất.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 145 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
“1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.”
Theo đó, khi phát hiện tội phạm, hành vi phạm tội thì có thể gửi đơn trình bày đến:
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Trình tự, thủ tục giải quyết tố giác tội phạm
Trường hợp cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc thì cán bộ tiếp nhận phải lập Biên bản tiếp nhận, biên bản tiếp nhận thực hiện theo theo mẫu số 09, ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin và hướng dẫn họ viết đơn trình báo (có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận khi thấy cần thiết). Trong trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì vẫn phải tiến hành tiếp nhận theo trình tự, thủ tục và ghi rõ lý do từ chối vào biên bản.
Trường hợp cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến gửi tố giác về tội phạm bằng văn bản thì cán bộ tiếp nhận phải viết Giấy biên nhận (02 bản) theo mẫu số 196 (ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA), một bản kèm theo tố giác về tội phạm, một bản giao cho người gửi tố giác về tội phạm.
Trường hợp tiếp nhận tố giác về tội phạm qua điện thoại thì cán bộ tiếp nhận phải ghi chép vào sổ tiếp nhận đầy đủ các thông tin sau:
- Thời gian tiếp nhận thông tin, họ tên cán bộ tiếp nhận; họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân), ngày, tháng, năm, đơn vị cấp của người tố giác, báo tin;
- Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc;
- Tóm tắt nội dung, diễn biến vụ việc;
- Các thông tin khác có liên quan (nếu có);
- Lý do người tố giác, báo tin biết được vụ việc đó, những ai cùng biết vụ việc đó;
Trường hợp người tố giác từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì cán bộ tiếp nhận vẫn phải tiến hành tiếp nhận và ghi rõ lý do từ chối. Sau đó cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.
Trường hợp tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh qua phương tiện thông tin đại chúng, qua hòm thư điện tử, báo nói, báo hình
- Đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cán bộ được phân công phải tiếp nhận bằng cách sao chụp, ghi chép hoặc in bài viết ra giấy báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý; Đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên báo nói, báo hình thì cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý;
- Tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm qua hòm thư điện tử thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm in thư ra giấy hoặc viết nội dung đó thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.
Trường hợp tiếp nhận đơn, thư có nội dung liên quan đến tội phạm được gửi qua đường bưu điện, giao liên, thì ngay sau khi tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận phải tiến hành phân loại và báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý hoặc chuyển đến bộ phận, đơn vị có chức năng tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, về tội phạm để tiến hành phân loại, xử lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này.
Trường hợp người dưới 18 tuổi, người nước ngoài, người dân tộc ít người trực tiếp đến tố giác về tội phạm
- Đối với trường hợp người dưới 18 tuổi trực tiếp đến tố giác về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận theo quy định đã nêu ở trên. Trong quá trình làm việc cán bộ tiếp nhận cần chú ý khai thác thông tin về nhân thân, lai lịch, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi và liên lạc mời họ nhanh chóng đến trụ sở làm việc để giám hộ. Trong trường hợp người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp không đến kịp thì mời người chứng kiến hoặc ghi âm, ghi hình có âm thanh (việc ghi âm, ghi hình được ghi rõ vào biên bản và bảo quản theo quy định). Đồng thời khi lấy lời khai cần chú ý đến thái độ, biểu hiện tâm lý của họ để kịp thời có những tác động tích cực nhằm đảm bảo hiệu quả, sau đó báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý;
- Đối với người nước ngoài, người dân tộc ít người trực tiếp đến tố giác tin về tội phạm không nói, viết được ngôn ngữ tiếng Việt thì cán bộ tiếp nhận, căn cứ vào khả năng ngôn ngữ của mình để tiếp nhận hoặc kịp thời báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để ra phương án xử lý.
- Đối với đơn, thư hoặc các hình thức văn bản khác, không ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ của người tố giác hoặc của người gửi đơn, thư nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để kiểm tra, xác minh, thì cán bộ tiếp nhận vẫn tiến hành tiếp nhận, phân loại, xử lý theo quy định.
- Tất cả các trường hợp tiếp nhận tố giác về tội phạm, cán bộ tiếp nhận phải ghi vào sổ tiếp nhận nguồn tin về tội phạm theo mẫu số 278 (ban hành theo Thông tư số 61/2017), và phải có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ đồ vật, tài liệu có liên quan không để hư hỏng thất lạc, không làm thay đổi hình thức, nội dung văn bản tố giác về tội phạm; đóng dấu đến, ghi rõ số, ngày, tháng, năm tiếp nhận và nhập vào phần mềm cơ sở dữ liệu (nếu có) để quản lý, theo dõi. Sau khi hoàn thiện thủ tục tiếp nhận thì đơn vị tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận tiến hành phân loại, xử lý theo trình tự, thủ tục quy định
Tải xuống mẫu đơn trình báo công an khi phát hiện tội phạm
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Facebook có được kiện không?
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng đi tù bao lâu?
- Hình thức lừa đảo vay tiền bằng CMND tinh vi cần phải tránh
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Mẫu đơn trình báo công an khi phát hiện tội phạm mới năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mã số thuế cá nhân tra cứu ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Mẫu đơn trình báo công an là một dạng văn bản để người dân trình bày cụ thể những vụ việc; sự việc đã diễn ra trong cuộc sống hàng ngày có ảnh hưởng đến quyền; lợi ích hợp pháp của người dân hoặc xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
Khi người dân có nhu cầu trình báo, tố cáo, tố giác tội phạm; thì người dân có thể sử dụng mẫu đơn này gửi đến Cơ quan Công an xem xét giải quyết. Người dân có thể nộp đơn trình báo Công an để được bảo vệ quyền lợi cho mình hoặc cho người khác.
Người muốn yêu cầu rút đơn trình báo công an chuẩn bị những giấy tờ tùy thân đối với người bị hại; và các giấy tờ chứng minh là người đại diện theo pháp luật của bị hại để tiến hành thực hiện thủ tục.
Phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm;
Trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.
Người tố giác phải chịu trách nhiệm đối với nội dung tố giác. Nếu cố ý tố giác sai sự thật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật hình sự 2015.