Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

28/03/2022
Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
892
Views

Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá; cũng chính bởi lẽ đó mà vấn đề này xảy ra rất nhiều tranh chấp. Trên thực tế; nếu những tranh chấp đất đai không được giải quyết kịp thời sẽ gây nên rất nhiều hệ lụy; như: rạn nứt tình cảm xóm làng; nặng hơn có thể là thương tích và thiệt hại tính mạng; có thể kể đến vụ tranh chấp đất đai dẫn đến thảm sát tại Đan Phượng;… Chính vì vậy; khi xảy ra tranh chấp đất đai mà các bên không thể thỏa thuận thì hãy thực hiện đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó. Sau đây; Luật sư X xin giới thiệu: Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất. Mời bạn đọc xem trước và tải xuống!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến:

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất:

  • Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý.
  • Tranh chấp về Quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế; quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng.
  • Đòi lại đất; tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác.
  • Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác.

– Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất:

+ Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

+ Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh; quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

– Tranh chấp về mục đích sử dụng đất:

Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp; giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su, giữa đất hương hỏa với đất thổ cư;… trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

1- Kính gửi: UBND cấp xã (xã; phường; thị trấn) nơi có đất xảy ra tranh chấp.

2 – Thông tin về người làm đơn: Ghi đầy đủ thông tin như họ và tên; hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của người làm đơn yêu cầu.

3 – Tóm tắt sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai.

  • Nêu sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai theo trình tự thời gian.
  • Nêu tranh chấp giữa 02 bên liên quan đến diện tích đất tranh chấp.

4 – Yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Hiện nay; có nhiều loại tranh chấp chấp đất đai phổ biến như tranh chấp về ranh giới thửa đất; xác định ai là người sử dụng đất… nên khi làm đơn phải xác định rõ yêu cầu cần giải quyết là gì?

Lưu ý: Trên thực tế; xảy ra nhiều tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; thì loại tranh chấp này giải quyết theo quy định pháp luật dân sự về chia di sản thừa kế.

5 – Tài liệu kèm theo:

Các tài liệu kèm theo có thể là: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ); hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác liên quan đến diện tích xảy ra tranh chấp.

Tải xuống mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Luật sư X mời bạn đọc xem trước và tải xuống mẫu đơn!

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc hoạt động của cơ quan Nhà nước nhằm giải quyết các bất đồng; mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cả chủ thể trong quan hệ đất đai.

Căn cứ quy định tại Điều 203 – Luật Đất đai năm 2013; thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; cụ thể:

– Tranh chấp đất đai được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết:

– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận; hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất; thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận; hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100; thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; theo quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai “.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycamtra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký nhãn hiệu; …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nội dung chính của đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai?

Trong đơn đề nghị cần nêu rõ các thông tin sau:
(1) Thông tin cá nhân của người làm đơn đề nghị.
(2) Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai.
(3) Nội dung đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết.

Có bắt buộc thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND không?

Hiện nay; để được Tòa án thụ lý giải quyết thì cần phải thông qua một bước bắt buộc là Hòa giải. Việc hòa giải này sẽ được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có bất động sản.
Để thực hiện thủ tục hòa giải thì người tranh chấp cần làm đơn; nộp kèm các giấy tờ, tài liệu gửi lên UBND cấp xã. UBND sẽ có trách nhiệm hòa giải vụ việc tranh chấp trong thời hạn 45 ngày:
– Nếu hai bên đến và đồng ý với việc hòa giải; thì sẽ có kết quả hòa giải thành và dựa trên kết quả hòa giải thành đó; tranh chấp sẽ được giải quyết
– Nếu biên bản hòa giải không thành; thì UBND xã sẽ lập biên bản hòa giải không thành; gửi lại cho người tranh chấp cùng với hồ sơ để họ có thể gửi lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết.  

Tại sao thủ tục hòa giải ở UBND cấp xã là bắt buộc?

VÌ UBND cấp xã là cấp quản lí đất đai trực tiếp và gần gũi với nhân dân nhất; nơi địa bàn xảy ra tranh chấp đất đai. Do là cơ quan trực tiếp quản lí đất đai và là cơ quan gần gũi với người dân; nên UBND sẽ là cơ quan nắm rõ; và hưởng biết tường tận về lịch sử nguồn gốc sử dụng đất cũng như những biến động trong quá trình sử dụng của mảnh đất đang tranh chấp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.