Mẫu đơn đề nghị giải quyết đường đi mới năm 2023

27/12/2022
Mẫu đơn đề nghị giải quyết đường đi mới năm 2023
413
Views

Đường đi hay lối đi qua là phần đất thuộc sở hữu chung của cộng đồng hoặc sở hữu riêng của một cá nhân, hộ gia đình nào đó. Trên thực tế hiện nay, đường đi có thể là phần đất thuộc quyền sở hữu riêng sẽ được thực hiện theo quy định của Luật dân sự về lối đi qua và tuân thủ theo quy định pháp luật khi xảy ra tranh chấp về lối đi này. Khi xảy ra tranh chấp về đường đi, lối đi qua người dân có thể thực hiện khiếu nại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mẫu đơn đề nghị giải quyết đường đi là một trong những mẫu đơn được sử dụng phổ biến hiện nay, bởi hành vi tranh chấp đường đi này xảy ra khá phổ biến. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về mẫu đơn này và quy định pháp luật về cách giải quyết tranh chấp này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Tranh chấp đường đi được hiểu là như thế nào?

Tranh chấp đường đi hay lối đi là cách gọi để chỉ các mâu thuẫn, mở lối đi riêng, chung mà thường rất phổ biến trong đời sống nhưng lại ít người biết được hướng giải quyết của chúng. Bởi lẽ, về tâm lý việc tranh chấp lối đi liền kề, đi qua nhà có đất, người có đất phải mở đường đi cho người không có đất và lúc này tranh chấp về đất lối đi chung xảy ra, có rất nhiều tình huống tranh chấp lối đi chung và có người được phép mở lối đi trên đất thuộc sở hữu của người khác nhưng cũng có người không được giải quyết mở lối đi qua đất của người khác. Hoặc thêm vào đó cũng có những trường hợp lối đi chung bị tranh chấp do quyền sử dụng đất thuộc sỡ hữu của một trong hai bên nhưng chưa được thể hiện rõ ràng trên giấy tờ hay pháp lý, dẫn tới việc tranh chấp lấn chiếm, san lấp gây khó dễ cho các bên còn lại.

Quy định về lối đi qua, lối đi chung

Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 với tên gọi quyền về lối đi qua như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi”.

Như vậy, theo quy định về lối đi chung được áp dụng về quyền về lối qua. Tức là chỉ khi bất nào chủ sở hữu bất động sản không có lối đi riêng thông ra đường công công và việc mở một lối đi qua đất của người khác là giải pháp cuối cùng để có thể ra tới đường công công. Lúc này chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác có quyền yêu cầu mở lối đi qua đất của họ và người được yêu cầu phải chấp thuận.

Trong trường hợp, của người đề nghị mở lối đi qua đất nhà mà không bị vây bọc toàn bộ, vẫn có con đường khách đi ra đường công cộng thì yêu cầu sẽ không có cơ sở chấp thuận. Dù chủ sở hữu bất động sản kia có phải đi ngõ vòng nhiều tới đâu nhưng vẫn có lối đi công cộng thì vẫn không có quyền mở lối đi chung.

Đồng thời, luật giải quyết tranh chấp lối đi chung, mở lối đi cũng quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu yêu cầu mở lối đi và chủ sở hữu được yêu cầu mở lối đi chung nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đôi bên như sau:

Người chủ sở hữu được hưởng quyền về lối đi chung qua bất động sản của người khác phải đền bù cho chủ sở hữu đó, trừ khi có thoả thuận khác.

Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu thì chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong có thỏa thuận về vị trí, giới hạn chiều dài, chiều cao của lối đi thuận tiện, ít gây phiền hà cho các bên mà không phải đền bù.

Quy trình giải quyết Tranh chấp đường đi

Tranh chấp đường đi là một tranh chấp về đất đai. Theo đó, một bên nhất quyết không mở lối đi cho bên còn lại. Vì vậy, cần xem xét các quy định của Luật Đất đai 2013 để giải quyết tranh chấp.

Hoà giải

Khi xảy ra tranh chấp đất đai các bên có thể tự hòa giải để giải quyết tranh chấp hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở để có thể giải quyết nhanh chóng vụ việc. Nếu không hoà giải thì căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP; Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp lối qua bắt buộc phải thực hiện hoà giải tại UBND.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết đường đi
Mẫu đơn đề nghị giải quyết đường đi

Nếu hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau hoặc gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND xã, phường, thị trấn lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận; Không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền. Theo đó:

Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình; Cá nhân; Cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức; Cơ sở tôn giáo; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Giải quyết tại Toà án

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận; Có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận; Không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và đương sự lựa chọn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Tiến hành giải quyết tại Toà án bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ vụ việc như: Đơn khởi kiện; Bản tự khai; Giấy tờ pháp lý liên quan,…

Tải xuống mẫu Đơn đề nghị giải quyết đường đi

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Lưu ý khi soạn thảo mẫu đơn đề nghị giải quyết đường đi

Nội dung mẫu đơn bao gồm những mục sau đây:

  • Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu đơn;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, hộ khẩu, chứng minh nhân dân… các thông tin liên lạc cá nhân của các bên;
  • Lý do viết đơn: Đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp lối đi chung giữa hai gia đình;
  • Trình bày nội dung vụ việc tranh chấp về lối đi chung;
  • Giải trình cụ thể về thửa đất đang được tranh chấp làm lối đi chung: Thửa đất số, loại đất, hạng đất, địa chỉ…
  • Đưa ra các yêu cầu cụ thể: Yêu cầu cơ quan thẩm quyền tiến hành đo đạc lại diện tích và ranh giới thửa đất có tranh chấp, lập biên bản hòa giải tranh chấp lối đi chung giữa hai bên gia đình…
  • Mục liệt kê các tài liệu đính kèm theo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản hòa giải, xác nhận của UBND, xác nhận của hàng xóm…
  • Chữ kí xác thực của người làm đơn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mẫu đơn đề nghị giải quyết đường đi mới năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ làm thủ tục chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai được hiểu là như thế nào?

Khiếu nại là việc đề nghị cơ quan, tổ chức, các nhân có thẩm quyền xem xét lại

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để giải quyết tranh chấp đường đi?

Lưu ý về hồ sơ nộp đơn khởi kiện phải kèm theo những tài liệu sau:
Sổ hộ khẩu người khởi kiện (bản sao y);
Chứng minh nhân dân người khởi kiện (bản sao y);
Biên bản hòa giải tại UBND xã (nếu thuộc trường hợp bắt buộc phải hòa giải);
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao y);
Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất.
Hợp đồng liên quan đến tranh chấp đất đai (bản sao y);
Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của bất động sản (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản tại ngân hàng… – bản sao y);
Di chúc (bản photo hoặc trích lục công chứng).
Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận về việc mở lối đi chung;

Án phí giải quyết tranh chấp đường đi hiện nay là bao nhiêu?

Án phí tranh chấp đường đi chung hiện nay áp dụng đối với phí dân sự sơ thẩm về tranh chấp dân không có giá ngạch là 200 nghìn đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.