Mẫu biên bản họp gia đình về việc công bố di chúc

30/04/2022
Mẫu biên bản họp gia đình về việc công bố di chúc
1116
Views

Mẫu biên bản họp gia đình về việc công bố di chúc là mẫu biên bản đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia di sản của người đã mất. Hãy cùng tìm hiểu cách viết mẫu biên bản này thông qua bài viết dưới đây của Luật sư 247, mời bạn đọc theo dõi.

Mẫu biên bản họp gia đình về việc công bố di chúc.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.

Việc công bố di chúc có thể được tiến hành bởi công chứng viên nếu di chúc được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng đó.

Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc.

Nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.

Thực tế, biên bản công bố di chúc có thể lập dưới nhiều dạng khác nhau.

Tuy nhiên, để việc công bố di chúc thuận lợi, tránh tranh chấp sau này, chúng tôi cung cấp đến bạn mẫu biên bản công bố di chúc như sau:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn điền mẫu biên bản công bố di chúc.

Cách điền biên bản công bố di chúc cụ thể như sau:

(1) Mục này cần ghi rõ thời gian (ngày, tháng, năm), địa điểm công bố di chúc.

(2) Mục này cần ghi rõ thông tin của những người tham dự việc công bố di chúc, bao gồm: họ tên, năm sinh, địa chỉ, mối quan hệ với người lập di chúc để lại di sản thừa kế.

(3) Mục này ghi rõ thông tin của người lập di chúc, bao gồm: họ và tên, ngày sinh, giấy tờ nhân thân và địa chỉ thường trú trước chi chết.

(4) Mục này ghi rõ thời gian (ngày, tháng, năm) và nơi người lập di chúc chết.

(5) Mục này ghi rõ thời gian (ngày, tháng, năm) và nơi lập di chúc.

(6) Mục này ghi rõ thông tin của người công bố di chúc, bao gồm: họ và tên, ngày sinh, địa chỉ và tư cách của người công bố di chúc.

(7) Mục này ghi rõ nội dung của di chúc, định đoạt tài sản gì, định đoạt cho ai.

(8) Mục này ghi rõ thông tin của những người thân thích của người lập di chúc còn sống tại thời điểm người lập di chúc chết, bao gồm các thông tin: họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, mối quan hệ với người lập di chúc để lại di sản thừa kế.

Sau cùng là người công bố di chúc và những người có mặt tại buổi công bố di chúc ký xác nhận vào biên bản công bố di chúc này.

Nội dung biên bản họp gia đình về việc công bố di chúc.

Nội dung mẫu biên bản họp gia đình phân chia di sản sẽ bao gồm những mục sau đây:

  • Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu biên bản;
  • Thành phần tham dự cuộc họp: nêu rõ họ tên, CMND/CCCD, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, điện thoại… của những người tham dự cuộc họp.
  • Nội dung cuộc họp: liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản là di sản để lại (trình bày một cách cụ thể, chi tiết, kèm theo các giấy tờ chứng minh tài sản), đưa ra những ý kiến, tranh chấp xuất hiện (nếu có) của những người tham gia;
  • Sau khi bàn luận tranh chấp, nêu quan điểm thì cuối cùng nên đưa ra ý kiến thống nhất giữa các bên: chi tiết tài sản nào được chia cho ai, ai là người được nhận thừa kế phần bất động sản, ai là người có nghĩa vụ đối với người đã chết…
  • Các thành viên tham dự cuộc họp biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên;
  • Kết quả biểu quyết: tán thành, không tán thành, ý kiến khác…
  • Đưa ra lời khẳng định về tính pháp lý của biên bản: đã đọc bản biên bản này cho mọi người cùng nghe; thấy hoàn toàn đúng theo ý nguyện, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí theo di chúc của người đã chết…
  • Người lập biên bản, người tham dự cuộc họp kí và ghi rõ họ tên/điểm chỉ;
  • Xác nhận của UBND xã (nếu cần thiết).

Các lưu ý khi viết biên bản họp gia đình về việc công bố di chúc.

Các lưu ý khi viết biên bản họp gia đình phân chia di sản để biên bản có hiệu lực pháp lý:

  • Cần thiết phải có người làm chứng và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã.
  • Văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản chỉ được tiến hành khi có mặt của tất cả những người thừa kế.
  • Giá trị tài sản phải được viết bằng số và bằng chữ.
  • Biên bản cần phải được công chứng tại các văn phòng, tổ chức hành nghề công chứng mới đầy đủ hiệu lực pháp luật (việc biên bản có người làm chứng, sau đó xin dấu giáp lai của UBND xã không được coi là đã được công chứng, mà chỉ được coi là chứng thực chữ ký của các đương sự).

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Mẫu biên bản họp gia đình về việc công bố di chúc“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thủ tục giải thể công ty tnhh 2 thành viên hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Giá trị pháp lý biên bản họp gia đình về việc công bố di chúc?

Dưới góc độ chung, biên bản họp gia đình được xem như là một văn bản thống nhất ý kiến của các thành viên trong gia đình về một vấn đề cụ thể nào đó như: phân chia tài sản thừa kế, quyền tài sản, đất đai… Đây được xem là một văn bản thể hiện mong muốn, thống nhất chung của tất cả các thành viên trong gia đình.

Biên bản là gì?

Biên bản là hình thức văn bản ghi lại những sự việc, vụ việc đang diễn ra để làm chứng cứ pháp lý về sau. Biên bản phải được ghi trung thực, khách quan, chính xác và đầy đủ. Biên bản không được ghi chép rồi chỉnh sửa mà phải được hình thành ngay khi sự việc, vụ việc đã hoặc đang diễn ra mới đảm bảo được tính chân thực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.