Ly thân có điểm gì giống và khác với ly hôn

20/08/2021
ly thân ly hôn
584
Views

Kết hôn là một quyết định được đưa ra khi cả hai bên đã trải qua quá trình tìm hiểu; sự tự nguyên và phù hợp với pháp luật. Nhưng hiện nay tình trạng các cặp vợ chồng không thể hòa thuận chung sống không còn quá xa lạ. Khi xảy ra mâu thuẫn có nhiều cặp vợ chồng lựa chọn việc ly thân để cả hai bình tĩnh suy nghĩ. Nhưng cũng có nhiều cặp vợ chồng quyết định ly hôn để chấm dứt cuộc hôn nhân đó. Vậy ly thân ly hôn có gì giống và khác nhau. Hãy cùng với Luật sư 247 đi tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Ly thân là gì?

Theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình thì cho đến hiện nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể thế nào là ly thân.

Tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản; ly thân giữa hai vợ chồng mô tả quan hệ vợ chồng theo đó một người hay cả hai không còn muốn sống chung với nhau.

Có thể là không còn sống chung; còn sống chung nhưng không có quan hệ vợ chồng; tức không có những sinh hoạt chung; không giao tiếp với nhau hay không có quan hệ tình dục,…

Biện pháp này thường nhằm mục đích để các cặp vợ chồng có thời gian bình tĩnh, suy nghĩ lại, từ đó có thể giải quyết các mâu thuẫn, xung đột.

Đây là một biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu việc vợ chồng nóng giận, thiếu suy nghĩ dẫn đến việc có quyết định ly hôn vội vã gây hối hận về sau.

Ngược lại, nhiều trường hợp lại trở nên tiêu cực do tâm lý muốn tạo sự ràng buộc cho bên kia cảm thấy phải ăn năn; hối hận không muốn giải thoát cho đối phương; lợi dụng việc không chung sống với nhau để có thể tiến hành ly hôn một cách dễ dàng hơn.

Ly hôn là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.

  • Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
  • Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Phân biệt giữa ly thân và ly hôn

Điểm giống nhau

  • Căn cứ ly thân và ly hôn:

Khi mâu thuẫn vợ chồng làm cho quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng; đời sống hôn nhân không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được tuy nhiên xét về mức độ trầm trọng thì chưa đến mức để đôi bên phải ly hôn.

  • Về mặt tình cảm của hai vợ chồng:

Cả hai trường hợp này xét về mặt tình cảm của hai bên vợ chồng đều đã không còn mặn nồng với cuộc hôn nhân, đã đến mức không còn muốn chung sống hay sinh hoạt cùng nhau như cặp vợ chồng khác.

Điểm khác nhau

Về khái niệm

Luật Hôn nhân và gia đình vẫn chưa ghi nhận điều chỉnh chế định ly thân.

Vì vậy, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể về ly thân.

Tuy nhiên, ta có thể hiểu ly thân là tình trạng hai bên vợ chồng vẫn chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân và có nghĩa vụ đối với con chung, tài sản chung và những nghĩa vụ khác trong quan hệ hôn nhân, nhưng không còn nghĩa vụ sống chung với nhau.

Ly hôn là một chế định quan trọng được điều chỉnh bởi luật Hôn nhân và gia đình. Theo quy định tại luật Hôn nhân và gia đình thì ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Tư đó, ta có thể thấy ly thân không chịu sự ràng buộc của pháp luật mà là sự thỏa thuận của vợ chồng; còn ly hôn được đặt dưới sự kiểm soát của luật Hôn nhân và gia đình.

Về nhân thân

Nhân thân là quyền dân sự gắn liền với bản thân của mỗi người; được hình thành, phát sinh, thay đổi; chấm dứt bằng những quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Và kết hôn là một sự kiện phát sinh quyền nhân thân của công dân.

Theo đó, Quyền; nghĩa vụ nhân thân trong thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể như sau:

  • Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu chung thủy; tôn trọng nhau;
  • Vợ chồng có quyền tự thỏa thuận nơi cư trú;
  • Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhau,…

Khi ly thân và ly hôn thì quan hệ nhân thân được xác định như sau:

  • Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Theo đó các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng vẫn được pháp luật bảo vệ.
  • Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án; quyết định ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật. Có nghĩa là quan hệ hôn nhân chấm dứt; các quyền và nghĩa vụ về nhân thân bị chấm dứt hoàn toàn.
Về thủ tục

Về thủ tục ly thân, Luật Hôn nhân và gia đình chưa có quy định nào điều chỉnh. Do đó, thủ tục ly thân cũng không cần tuân theo một trình tự; thủ tục quy định của pháp luật mà dựa trên sự thỏa thuận của hai vợ chồng.

Về thủ tục ly hôn, vợ chồng khi ly hôn phải tuân theo đúng trình tự thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Như vậy, khi vợ chồng không còn muốn tiếp tục chung sống với nhau thì không cần phải viết đơn xin ly thân cũng như thực hiện thủ tục xin ly thân như khi yêu cầu giải quyết ly hôn và quan hệ hôn nhân giữa họ cũng không chấm dứt như khi giải quyết ly hôn.

Hệ quả pháp lý của ly thân và ly hôn

Việc ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật.

Có nghĩa là, trong giai đoạn ly thân vợ; chồng không có quyền kết hôn; chung sống như vợ chồng với người khác vì họ vẫn là người đang có vợ/có chồng. Ngoài ra, vợ chồng có thể thỏa thuận về việc nuôi dưỡng con cái, tài sản,.. trong thời kỳ ly thân.

Tuy nhiên, về mặt pháp luật hai bên vẫn có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau.

Hệ quả pháp lý của việc ly hôn là một nội dung quan trọng của chế định ly hôn. Thời điểm bản án hay quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp lực chính là thời điểm phát sinh hệ quả pháp lý của nó.

Theo đó, hệ quả pháp lý của việc ly hôn:

  • Quan hệ nhân thân của vợ chồng chấm dứt – chấm dứt quan hệ vợ chồng; quyền và nghĩa vụ nhân thân đi kèm.
  • Giải quyết quan hệ tài sản của vợ chồng.
  • Giải quyết việc trông nom, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn.
  • Giải quyết công nợ chung của vợ chồng.

Thực tế, việc hai vợ chồng sống ly thân và ly thân là như thế nào thì chưa được pháp luật ghi nhận nhưng nó là cơ sở để Tòa án căn cứ xác định tình trạng hôn nhân của vợ chồng trầm trọng hay không?

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Ly thân có điểm gì giống và khác với ly hôn” . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền yêu cầu ly hôn?

Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình; những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:
– Vợ, chồng; cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
– Để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và đứa trẻ, pháp luật quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Các giấy tờ cần chuẩn bị khi ly hôn đơn phương?

– Đơn xin ly hôn đơn phương ( theo mẫu);
– Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…
– Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng; sổ hộ khẩu của gia đình;
– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có);
-Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung.

Thời gian để giải quyết đơn phương ly hôn?

Thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện như thủ tục của một vụ án dân sự. Do đó, theo quy định của BLTTDS 2015, thời gian ly hôn đơn phương phải trải qua các giai đoạn: Chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa…
Trong trường hợp thông thường, thời gian giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương thường là ít nhất 04 tháng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp phức tạp, vì nhiều lý do bất khả kháng… mà có thể kéo dài hơn

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời