Chào Luật sư, tôi và chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn. Hiện tại, bố mẹ tôi đang ở xa nên tôi không thể nào về nhà bố mẹ ruột ở được. Tôi muốn hỏi Ly hôn xong ở cùng nhà có được không theo quy định? Sau khi ly hôn, tôi còn phải xin chuyển công tác và có nhiều đồ đạc nên không tiện chuyển ra nhà trọ. Chồng tôi cũng ngỏ ý kêu tôi chứ ở chung nhà khi nào sắp xếp xong thì dọn đi cũng được. Tôi muốn hỏi như vậy liệu có được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Thực tế khá nhiều trường hợp, sau khi đã ly hôn, vợ, chồng vẫn sống chung với nhau trong căn nhà là tài sản chung của hai người. Vậy sống chung nhà sau ly hôn có bị coi là vi phạm pháp luật không? Để trả lời câu hỏi của bạn, Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé:
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn
Ly hôn là gì?
Ly hôn là một trong những quyền cơ bản của con người, việc Nhà nước thừa nhận chế định ly hôn trong pháp luật là thể hiện sự đảm bảo cũng như tôn trọng quyền tự do định đoạt của vợ chồng; giúp họ giải quyết những bế tắc, xung đột trong đời sống hôn nhân.
Nhà nước kiểm soát ly hôn bằng pháp luật; mặc dù Nhà nước thừa nhận ly hôn là quyền dân sự gắn liền với nhân thân vợ chồng song cũng cần phải hiểu rõ về bản chất rằng đây không phải là quyền tuyệt đối. Nhà nước sẽ thực hiện quyền kiểm soát đối với hôn nhân; nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực mà ly hôn để lại.
Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của vợ chồng phải dựa vào thực chất quan hệ vợ chồng; và phải phù hợp với các căn cứ ly hôn mà pháp luật quy định. Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về căn cứ ly hôn; trường hợp ly hôn, về trình tự thủ tục ly hôn; về việc giải quyết hậu quả ly hôn.
Do đó nếu vợ chồng muốn được ly hôn phải tuân thủ các điều kiện; căn cứ ly hôn và các trình tự thủ tục ly hôn theo luật định. Mọi trường hợp vợ chồng xin ly hôn chỉ xét thấy có căn cứ ly hôn theo luật định là quan hệ vợ chồng đã đến mức “tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích hôn nhân không đạt được” thì Tòa án mới giải quyết cho ly hôn.
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn được quy định như sau:
Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Khi quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt.
Quan hệ giữa cha mẹ – con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn thì quan hệ giữa cha mẹ – con vẫn tồn tại. Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Việc nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con do hai vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con (theo quy định cấp dưỡng).
Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn:
Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng như sau:
Khi ly hôn chia tài sản do các bên thỏa thuận; nếu bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc sau:
- Tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu bên đó.
- Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc xác lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ chồng trong gia đình coi như lao động có thu nhập. Bảo vệ quyền lợi ích hợp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình. Bảo vệ lợi ích chính đáng mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động thu nhập.
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật theo giá trị, nếu bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
Ly hôn xong ở cùng nhà có được không theo quy định?
Điều 63 Luật HN&GĐ nêu rõ:
Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ; chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Khi một trong hai bên gặp khó khăn về chỗ ở; đáp ứng điều kiện sau đây thì sẽ được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt:
– Tài sản là nhà ở phải thuộc sở hữu riêng của vợ; chồng đã đưa vào sử dụng chung nên khi ly hôn thì vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó;
– Một trong hai vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở;
– Không có thỏa thuận khác.
Như vậy; nếu không có thỏa thuận khác; chỉ khi vợ; chồng đáp ứng các điều kiện nêu trên thì có thể ở lại trong nhà ở thuộc sở hữu riêng của người còn lại trong thời gian 06 tháng kể từ ngày quyết định ly hôn có hiệu lực. Nếu có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề; “Ly hôn xong ở cùng nhà có được không theo quy định?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Bảo hộ bản quyền tác giả, mẫu đơn xin giải thể công ty; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Đang mang thai nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
- Mang thai rồi mới đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng thai sản?
- Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu để hưởng chế độ bảo hiểm?
- Vụ án tội phạm công nghệ cao
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp ly hôn xảy ra, Tòa sẽ giải quyết việc phân chia tài sản vợ chồng theo căn cứ của pháp luật, việc phân chia tài sản phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
+ Tài sản nào của ai và được gây dựng trước hay sau khi kết hôn
+ Sự đóng góp của vợ và chồng trong việc gây dựng lên khối tài sản chung
+ Xem xét mức độ vi phạm của vợ hay chông trước lúc ly hôn,, nghĩa vụ của vợ chồng
Hiện nay, có nhiều quan niệm cho rằng, quan hệ vợ, chồng đã chấm dứt tại thời điểm vợ, chồng quyết định ly thân bởi khi đó, tình cảm vợ, chồng đã chấm dứt, hai người đã hoàn toàn chấm dứt quan hệ vợ, chồng.
Tuy nhiên, pháp luật không hề có quy định ly thân là đã chấm dứt quan hệ hôn nhân. Không chỉ vậy, hiện pháp luật cũng không có quy định nào về việc ly thân hay yêu cầu phải ly thân trước khi ly hôn.
Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ; chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.