Lương thưởng có tính thuế TNCN không?

09/12/2022
Lương thưởng có tính thuế TNCN không
454
Views

Lương thưởng có tính thuế TNCN không

Thưa luật sư, hiện tại thì tôi có đang làm việc cho 1 công ty nước ngoài ở Việt Nam, tôi thấy công ty có chế độ ưu đãi rất tốt cho nhân viên, đặc biết là còn có tiền thưởng khá cao nên tôi đã luôn có gắng phấn đầu để có tiền thưởng. Thế nhưng tôi có một cái thắc mắc đó tiền thưởng công ty tôi thì khá cao nếu cao như thế thì có bị tính thuế thu nhập cá nhân không? Quy định về các khoản để tính thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào? Lương thưởng có tính thuế TNCN hay không? Mong luật sư giải đáp.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Lương thưởng có tính thuế TNCN không? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của luật sư 247 để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế TNCN hiện nay không áp dụng đối với các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định định phải đóng thuế.

Người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định.

Như vậy có thể thấy người có thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN phải nộp sẽ càng lớn.

Lương thưởng có tính thuế TNCN không?

Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, tiền lương tháng 13 được coi là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Trong đó,  các khoản thưởng đều bị tính thuế TNCN trừ các khoản thưởng sau không bị tính vào thu nhập chịu thuế TNCN:

” e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:

e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.

e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.

e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.

e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.

e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.

e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.

e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.

Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.

e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.

e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.”

–  Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm Doanh nghiệp thực hiện việc chi trả lương, thưởng cho người lao động. (Lưu ý: phải thanh toán lương tháng 13 trước thời hạn nộp hồ sơ Quyết toán thuế năm của doanh nghiệp để khoản lương được đưa vào chi phí hợp lý, hợp lệ.

– Tính thuế và khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần cho khoản thưởng và lương tháng 13 mang tính chất tiền lương tiền công.”

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng Tết

Lưu ý: Khi tính số thuế thu nhập cá nhân mà người lao động phải nộp thì không tách riêng tiền thưởng Tết, lương tháng 13 mà được gộp chung để tính tổng thu nhập.

Trường hợp 1: Người lao động ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên

Căn cứ Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (1)

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ (2)

Thu nhập chịu thuế xác định theo công thức sau:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn (3)

Căn cứ theo những công thức tính thuế trên, để tính chính xác số thuế phải nộp cần thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1. Tính tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công

Bước 2. Tính các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có)

Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)

Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ như giảm trừ gia cảnh, giảm trừ tiền bảo hiểm bắt buộc,…

Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Bước 6. Tính số thuế thu nhập phải nộp theo công thức (1).

Trường hợp 2: Người lao động không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng

Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

Theo đó, tổ chức, cá nhân trả tiền lương, thưởng Tết và các khoản thu nhập khác cho người lao động từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì khấu trừ tại nguồn 10% trước khi trả thu nhập.

Thu nhập chịu thuế có bao gồm BHXH hay không?

Lương thưởng có tính thuế TNCN không
Lương thưởng có tính thuế TNCN không

Người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không, còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể như sau:

Người lao động là cá nhân không cư trú tại Việt Nam

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%

Người lao động là cá nhân cư trú tại Việt Nam mà có hợp đồng lao động dưới 3 tháng, mức lương chi trả từ 2 triệu đồng/tháng

Nếu hợp đồng lao động dưới 3 tháng, mức lương chi trả từ 2 triệu đồng/tháng thì thuế thu nhập cá nhân sẽ tính theo thuế suất toàn phần. Cụ thể như sau: Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 10%

Người lao động là cá nhân cư trú tại Việt Nam mà có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Nếu hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tính theo biểu luỹ tiến từng phần. Cụ thể như sau: Thuế thu nhập cá nhân = (Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ) x thuế suất = (Tổng lương nhận được – Các khoản giảm trừ – Các khoản được miễn thuế) x thuế suất

Trong đó:

  • Tổng lương nhận được: Là toàn bộ các khoản thu nhập người lao động nhận được trong tháng tính thuế, gồm có tiền lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác (kể cả tiền thưởng lễ tết như lương tháng 13; ngày 2/9;… trả vào tháng nào thì tính vào thu nhập của tháng đó)
  • Các khoản giảm trừ: Các khoản giảm trừ có thể là giảm trừ gia cảnh của bản thân (trước đây là 9 triệu/tháng nhưng hiện nay đã là 11 triệu/tháng), của người phụ thuộc (trước đây là 3,6 triệu/tháng nhưng hiện nay đã là 4,4 triệu/tháng), các loại bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Các khoản được miễn thuế: Gồm tiền phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca; phụ cấp điện thoại; tiền phụ cấp trang phục (tối đa là 5 triệu/người/năm),….
  • Mức thuế suất đối với hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: Tùy vào khung lương là sẽ có mức thuế suất khác nhau, như dưới 5 triệu thì chịu thuế suất 5%, trên 5 triệu đến 10 triệu thì chịu thuế suất 10%,….

Thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ thuế

Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập mà cá nhân được chi trả, không bao gồm các khoản dưới đây:

  1. Tiền ăn trưa, ăn giữa các ca làm việc.
  2. Tiền phụ cấp điện thoại.
  3. Tiền phụ cấp trang phục.
  4. Tiền công tác phí.
  5. Thu nhập từ phần tiền lương hoặc tiền công mà lao động làm thêm giờ, làm đêm.

Các khoản giảm trừ thuế TNCN bao gồm:

  1. Giảm trừ gia cảnh: Giảm trừ đối với bản thân 11 triệu và giảm trừ người phụ thuộc là 4,4 triệu/tháng.
  2. Các khoản BHXH bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) và bảo hiểm trong một số lĩnh vực nghề nghiệp đặc biệt.
  3. Các khoản cá nhân đóng góp cho từ thiện, khuyến học hoặc nhân đạo: Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế và phải có tài liệu chứng minh.

Trong đó, điều kiện để tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là:

  • Người nộp thuế sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký và được cấp mã số thuế.
  • Người nộp thuế cần có hồ sơ chứng minh người phụ thuộc.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Theo quy định thì các cá nhân không cư trú sẽ không được tính khoản giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế >0 sẽ phải nộp thuế thu nhập với mức thuế suất 20%/thu nhập chịu thuế;

Các khoản được giảm trừ gồm: khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp khuyến học, nhân đạo, làm từ thiện.

Cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế TNCN phải nộp đối với cá nhân không cư trú sẽ được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó, thu nhập chịu thuế bằng tổng tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác mà cá nhân nộp thế nhận được trong kỳ tính thuế và được xác định như thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về vấn đề Lương thưởng có tính thuế TNCN không theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi qua số hotline:0833.102.102.  Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Tiền thưởng lễ tết có tính thuế tncn không?


Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và Điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm cả tiền thưởng, trừ 4 trường hợp:
– Tiền thưởng kèm theo danh hiệu được Nhà nước phong tặng.
– Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
– Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
– Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, tiền thưởng Tết vẫn phải nộp thuế TNCN nếu tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công đến mức phải nộp thuế.

Đối tượng nộp thuế TNCN là ai?


Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung 2012, các đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm:
Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:
Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam

Tại sao pháp luật quy định tiền thưởng tết phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Thuế là nguồn thu ổn định và chủ yếu của quốc gia, thuế chính là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết thị trường hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước và đảm bảo cân bằng giữa các nhóm lợi ích trong xã hội bằng cách tăng thuế, giảm thuế; hoặc miễn thuế.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.