Xin chào Luật sư 247. Tôi là Yến, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, tôi làm trong một công ty tư vấn du học đã được 5 năm, có tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ. Trước khi ký kết hợp đồng với công ty thì bên công ty có quy đinh về việc thưởng lương tháng thứ 13 theo quy định của pháp luật hiện hành. Nay vào dịp cuối năm nên tôi có thắc mắc về cách tính tiền lương này. Tôi muốn hỏi rằng lương tháng 13 được tính như thế nào? Trong trường hợp nhận lương tháng 13 này thì có cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về lương tháng 13 như thế nào?
Các văn bản Pháp luật hiện hành hiện nay không có quy định cụ thể về lương tháng 13. Tuy nhiên, lương tháng thứ 13 được hiểu là khoản lương được người sử dụng lao động chi cho người lao động vào dịp cuối năm. Mức lương tháng thứ 13 sẽ phụ thuộc vào quy chế của từng doanh nghiệp (thông thường thì bằng với mức lương tháng của người lao động được chi trả).
Lương tháng 13 được tính như thế nào?
Không có một quy định cụ thể nào về lương tháng 13 do đó mỗi đơn vị doanh nghiệp sẽ tự xây dựng cách tính lương tháng thứ 13 cho đơn vị, doanh nghiệp của mình.
Thông thường lương tháng thứ 13 sẽ phụ thuộc vào mức lương hàng tháng của người lao động. Cách tính như sau:
Lương tháng thứ 13 = M x TLTB/12
M: là thời gian người lao động làm việc tính theo tháng trong năm tính thưởng.
TLTB: là tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc.
Như vậy, người lao động có thể căn cứ theo công thức tính trên đây để dự đoán tiền lương tháng 13 được nhận. Người lao động cũng cần đối chiếu lại với các quy định của công ty để biết được công ty có chế độ lương thưởng này hay không?
Lương tháng 13 có bắt buộc không?
Như đã đề cập bên trên, do lương tháng 13 chỉ là một khoản tiền thưởng của Doanh nghiệp dành cho người lao động vậy nên công ty sẽ không bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động.
Hưởng lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Lương tháng thứ 13 tuy không được quy định tại các văn bản pháp luật nhưng khi được quy định tại các hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, các thỏa ước lao động thì nội dung này sẽ bắt buộc phải thực hiện.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành nêu rõ, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế. Do đó người lao động hưởng lương tháng 13 sẽ phải trích một phần để đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Bên cạnh đó nếu lương tháng 13 không được quy định trong hợp đồng lao động thì được coi như một khoản tiền thưởng. Theo quy định tiền thưởng nằm trong danh sách thu nhập phải chịu thuế, vì vậy khoản thu nhập lương tháng thứ 13 vẫn nằm trong khoản thu nhập chịu thuế của người lao động.
Nếu nhận lương tháng thứ 13 và có tổng thu nhập tính thuế sau khi trừ (-) đi các khoản giảm trừ lớn hơn 11 triệu/tháng (theo luật hiện hành) người lao động sẽ đóng thuế TNCN. Đối với người lao động cư trú tại Việt Nam nhận lương tháng thứ 13 phải nộp thuế TNCN thì kỳ tính thuế theo năm.
Lương tháng 13 có đóng bảo hiểm không?
Căn cứ theo quy định định tại Khoản 26, Điều 1, Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH (Sửa đổi Khoản 2 và Khoản 3, Điều 30, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015) các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc và không tính đóng BHXH bắt buộc từ 01/01/2021 cụ thể như sau:
Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc
Từ ngày 01/01/2021 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020. Cụ thể:
(1) Mức lương theo công việc hoặc chức danh
Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93, Bộ luật Lao động; Trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
(2) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên
Các khoản phụ cấp lương là các khoản để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
(3) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên
Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên phải xác định mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động cụ thể:
- Tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Các khoản tiền hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại c2, Điểm c, Khoản 5, Điều 3, Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Bên cạnh đó, tại Công văn 560/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động không bao gồm tiền lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm.
Có thể khẳng định, khoản lương tháng thứ 13 và thưởng Tết không thuộc thu nhập đóng BHXH, nhưng hai khoản tiền này lại thuộc khoản tiền phải đóng thuế thu nhập cá nhân (căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và Điểm e, Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC)
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tiền lương hưu có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Lương tháng 13 được tính như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ tư vấn soạn thảo bản cam đoan đăng ký lại khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Câu trả lời là Không. Căn cứ Khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Lao động 2019 quy định “Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.”
Thưởng Tết căn cứ theo Quy chế thưởng của doanh nghiệp. Bộ luật Lao động 2019 quy định mở theo hướng để doanh nghiệp tự quyết định quy chế và mức thưởng chứ không bắt buộc doanh nghiệp phải thưởng tết hay mức thưởng là bao nhiêu.
Điều 104 Bộ luật lao động 2019 định nghĩa về tiền thưởng như sau: “Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động”.