Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tham nhũng được nhận diện là một quốc nạn, một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; công tác phòng, chống tham nhũng được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp. Luật phòng chống tham nhũng năm 1945 được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.
Luật phòng chống tham nhũng năm 1945
Giai đoạn 1945-1954 là giai đoạn cả nước đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế kháng chiến. Sau khi giành được độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước non trẻ phải giải quyết nhiều vấn đề, hậu quả kinh tế, xã hội với nạn giặc đói, giặc dốt và đồng thời phải đối phó ngay với nạn ngoại xâm. Trong giai đoạn này, “Tư cách một người cách mạng” được đề cao nhằm hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược của Đảng.
Trong “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà” (tỉnh Nghệ An, ngày 17/9/1945), Bác viết: “Cán bộ ta nhiều người “cúc cung tận tụy”, hết sức trung thành với nhiệm vụ, với Chính phủ, với quốc dân. Nhưng cũng có người hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành, độc đoán, hoặc là dĩ công dinh tư…” .
Nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích của Nhân dân, ngày 23/11/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Đây là văn kiện pháp lý đầu tiên về công tác phòng, chống tham nhũng của nước ta. Sắc lệnh gồm 8 điều, nêu rõ Chính phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có ủy nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ; sẽ thiết lập ngay, tại Hà Nội một Toà án đặc biệt để xử những nhân viên của các Ủy ban nhân dân hay các cơ quan của Chính phủ do Ban thanh tra truy tố; Toà án đặc biệt có toàn quyền định ấn, có thể tuyên án tử hình.
Luật phòng chống tham nhũng từ năm 1945 đến nay
Giai đoạn 1945-1954
Đây là giai đoạn cả nước đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế kháng chiến. Sau khi giành được độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước non trẻ phải giải quyết nhiều vấn đề, hậu quả kinh tế, xã hội với nạn giặc đói, giặc dốt và đồng thời phải đối phó ngay với nạn ngoại xâm.
Sự ra đời của Sắc lệnh số 64-SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt – Văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước về đấu tranh chống tham nhũng và niềm tin của nhân dân vào chế độ mới
Giai đoạn 1955-1975
Đây là giai đoạn khôi phục, phát triển kinh tế sau chiến tranh. Trong thời kỳ này, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa; đồng thời chi viện cách mạng ở miền Nam.
Trong bối cảnh khó khăn, nguồn của cải cần được quản lý chặt chẽ để phục vụ cách mạng. Kỷ luật của Đảng và Nhà nước rất nghiêm khắc đối với hành vi tham ô, lãnh phí, quan liêu.
- Quyết định số 207/CP
- Chỉ thị số 84-TTg/3X
- Pháp lệnh số 149-LCT
Giai đoạn 1976-1985
Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta thực hiện theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Đã thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985) đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Ngày 20 tháng 5 năm 1981, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ. Pháp lệnh gồm 13 điều, trong đó quy định rõ tội hối lộ bao gồm: Nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ với mức phạt tù khá cao.
Giai đoạn 1986-2000
Nhà nước thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi chuyển đổi nền kinh tế, đồng thời với sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đối với phẩm chất và lối sống của cán bộ, đảng viên.
- Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII (6-1992)
- Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII (2-1999)
Giai đoạn 2001 đến nay
Pháp luật phòng, chống tham nhũng với hội nhập quốc tế sâu rộng:
- Ban hành và triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và sửa đổi, bổ sung năm 2012)
- Giai đoạn ban hành và triển khai thi hành Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018
Có thể bạn quan tâm
- Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
- Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỷ luật theo quy định mới nhất?
- Luật Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Luật phòng chống tham nhũng năm 1945“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty uy tín; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hình thức công khai bao gồm:
– Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Niêm yết tại trụ sở của cơ quan; tổ chức; đơn vị;
– Thông báo bằng văn bản đến cơ quan; tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
– Phát hành ấn phẩm;
– Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
– Đăng tải trên cổng thông tin điện tử; trang thông tin điện tử;
– Tổ chức họp báo;
– Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan; tổ chức, đơn vị, cá nhân.
Việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí sau đây:
– Số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng;
– Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách; pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
– Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;
– Việc phát hiện và xử lý tham nhũng;
– Việc thu hồi tài sản tham nhũng.