Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội, các đối tượng lừa đảo ngày càng có nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi. Từ đầu năm 2021 đến nay, đã có rất nhiều vụ việc lừa đảo qua mạng đáng tiếc xảy ra. Xung quanh vấn đề này; chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc một nhóm đối tượng đã thực hiện hành vi lừa bán điện thoại giá rẻ qua mạng.
Tóm tắt vụ việc
Ba người là Nguyễn Hoàng Trung, 27 tuổi, Lê Thành Đạt, 18 tuổi, Lê Ngọc Tiền, 27 tuổi. Nhóm này quen nhau từ năm 2019. Nhận thấy nhiều người có nhu cầu mua hàng trên mạng, chúng cùng lên kế hoạch lừa đảo.
Nhóm này đăng các bài viết bán điện thoại di động và đồng hồ Apple Watch trên Facebook với giá thấp hơn so thị trường từ 400.000 đồng đến một triệu. Để tạo niềm tin, chúng đăng nhiều hình ảnh sản phẩm sưu tầm trên mạng kèm theo vỏ hộp ghi tên và địa chỉ của khách nhận.
Khi có khách hỏi mua, chúng đề nghị chuyển tiền đặt cọc 50% giá trị sản phẩm và tiền vận chuyển qua tài khoản ngân hàng. Ngay sau khi nhận tiền cọc, nhóm này chặn mọi liên lạc với khách.
Để tránh bị phát hiện, ba nghi phạm dùng nhiều tài khoản Facebook ảo, tài khoản ngân hàng không chính thống và sim rác.
Vậy hành vi lừa bán điện thoại qua mạng này sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Hành vi lừa bán điện thoại giá rẻ qua mạng bị khép vào tội gì?
Điều 290, BLHS 2015 có quy định về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như sau:
Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây; nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 (Tội trộm cắp tài sản) và Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật này; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy, với hành vi lừa bán điện thoại giá rẻ qua mạng này; các đối tượng có thể bị khép vào tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông; phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Cấu thành tội phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông; phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Để thực sự định được tội danh chính xác cho các đội tượng; việc xác định các yếu tố cấu thành tội phạm từ hành vi lừa bán điện thoại giá rẻ qua mạng là rất quan trọng.
Các yếu tố cấu thành tội phạm được phân tích như sau:
Mặt khách quan:
Mục đích của người phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng máy tính; mạng viễn thông, mạng internet và thiết bị số như là công cụ phạm tội. Hành vi khách quan của tội phạm thể hiện ở một trong những dạng sau:
Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ.
Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; tức là việc cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa; hoặc sử dụng mã truy cập của người khác mà không được sự cho phép của người đó để truy cập vào tài khoản không phải của mình để chiếm đoạt tài sản.
Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hành vi lừa đảo ở đây thể hiện ở việc sử dụng thủ đoạn gian dối; đưa ra những thông tin sai sự thật về một sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người chủ tài sản, người quản lý tài sản; làm cho họ tưởng là thật và mua, bán hoặc đầu tư vào lĩnh vực đó.
Và cụ thể trong trường hợp này, nhóm đối tượng đã thực hiện các hành vi lừa đảo qua mạng, vờ bán điện thoại và yêu cầu chuyển tiền đặt cọc trước; tuy nhiên sau đó khi nhận được tiền cọc lại không thực hiện việc chuyển giao sản phẩm.
Khách thể:
Tội phạm xâm phạm hoạt động bình thường trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.
Mặt chủ quan:
Tội phạm thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.
Chủ thể:
Chủ thể thường có năng lực hành vi hình sự và đat độ tuổi theo quy định của pháp luât hình sự.
Hành vi lừa bán điện thoại giá rẻ qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo điều 290, BLHS 2015, nếu hành vi lừa bán điện thoại giá rẻ qua mạng này có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm đã phân tích ở trên; thì nhóm đối tượng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt sau:
Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông; phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
Khung 1
Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông; hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây; nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan; tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ; hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan; tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ; huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.
Khung 4
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thực hiện hành vi lừa bán điện thoại giá rẻ qua mạng theo nhóm thì bị xử lý thế nào?
Ngoài ra, trong vụ việc này, còn xuất hiện dấu hiệu đồng phạm trong hành vi lừa bán điện thoại giá rẻ qua mạng.
Đồng phạm là gì?
Điều 17, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về đồng phạm:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Đồng phạm với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?
Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh, cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Lừa đảo hoãn thi hành án bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào?
Lập vi bằng lừa đảo bán nhà chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Lừa bán điện thoại giá rẻ qua mạng bị xử lý như thế nào theo quy định?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì từ ban đầu người phạm tội đã có ý định dùng các biện pháp thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Còn với tội lạm dụng tín nhiệm, ban đầu người phạm tội chưa có ý định thực hiện hành vi chiếm đoạt, mà có thể vì lòng tham khi được tin tưởng giao giữ hộ tài sản mà hình thành nên hành vi chiếm đoạt.
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính chất công khai về hành vi khách quan của chủ thể. Trong đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có; hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.