Lỗi không gương chiếu hậu xe máy và ô tô bị xử phạt như thế nào?

24/12/2021
Lỗi không gương chiếu hậu xe máy và ô tô bị xử phạt như thế nào? Không thắt dây an toàn khi điều khiển ô tô có bị tước bằng lái xe không?
784
Views

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ và nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì hành vi điều khiển xe tham gia giao thông không có gương chiếu hậu là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt khi không có gương chiếu hậu. Vậy lỗi không có gương chiếu hậu xe máy và ô tô bị xử phạt như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Quy định của pháp luật về việc gắn gương chiếu hậu

Quy định về gương chiếu hậu xe máy, xe ô tô là một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới. Theo đó, điểm e Khoản 1 và Khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được quy định như sau:

Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

Như vậy, để đủ điều kiện tham gia giao thông thì xe máy phải gắn gương chiếu hậu (ở phía bên trái hoặc là ở cả hai bên) và ô tô phải gắn gương chiếu hậu (ở cả hai bên), nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Lỗi không gương chiếu hậu xe máy và ô tô bị xử phạt như thế nào?

Mức xử phạt lỗi không gương xe máy

Gương chiếu hậu xe máy phải được gắn ít nhất là phía bên tay trái của người điều khiển. Trong trường hợp người tham gia giao thông lái xe máy mà không gắn kiếng xe máy ở phía bên trái thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

Như vậy, đối với trường hợp không có kiếng chiếu hậu xe máy bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng thì sẽ bị xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Pháp luật không quy định thêm về hình thức xử phạt bổ sung trong trường hợp này.

Mức xử phạt lỗi không gương xe ô tô

Đối với xe ô tô thì việc gắn gương chiếu hậu là bắt buộc phải gắn ở cả hai bên xe. Theo đó, nếu không thực hiện việc gắn gương xe ô tô thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;

Ngoài ra, điểm a Khoản 7 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định thêm về vấn đề này đó là:

7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 3; điểm d, điểm đ khoản 4 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;

Như vậy, nếu xe ô tô không có gương chiếu hậu hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài ra, người diều khiển phương tiện còn bị buộc phải lắp đặt gương xe theo đúng tiêu chuẩn mà pháp luật quy định.

Không thắt dây an toàn khi điều khiển ô tô có bị tước bằng lái xe không?

Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”

Do đó, khi người điều khiển xe ô tô hay có thắt dây an toàn nhưng lại chở khách không thắt dây thì chỉ bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng mà không bị tước giấy phép lái xe

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Lỗi không gương chiếu hậu xe máy và ô tô bị xử phạt như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Dựa vào đâu để biết gương chiếu hậu không có tác dụng?

Gương chiếu hậu không là gương không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại quy chuẩn Việt Nam QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu xe mô tô xe gắn máy. Trong đó; có những chi tiết có thể dễ dàng xác định mà không cần đo bằng phương tiện kỹ thuật như gương có tác dụng phản xạ; và phải điều chỉnh được vùng quan sát.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.