Lợi dụng hàng hóa khan hiếm gom hàng bán xử phạt ra sao?

03/11/2021
Lợi dụng hàng hóa khan hiếm gom hàng bán xử phạt ra sao?
361
Views

Tình hình Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại các tỉnh thành. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch tốt nhất nhiều địa phương đã thành lập các chốt kiểm dịch; người dân đi lại cần thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch. Theo đó; tình trạng một số mặt hàng phục vụ cuộc sống có thể bị giảm do các vấn đề lưu thông trong mùa dịch nhưng chưa đến mức khan hiếm; tuy nhiên nhiều đối tượng lợi dụng hàng hóa khan hiếm để mua gom hàng hóa sau đó bán lại với giá cao gây bức xúc trong dư luận. Vậy hành vi lợi dụng hàng hóa khan hiếm gom hàng bán xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Lợi dụng hàng hóa khan hiếm gom hàng bán là hành vi vi phạm pháp luật

Hành vi lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính; là hành vi khách quan của tội đầu cơ; do đó sẽ bị xử về tội đầu cơ tại điều 196 Bộ luật Hình sự 2015.

Lợi dụng hàng hóa khan hiếm gom hàng; mua vét hàng hóa nhằm bán lại chính là hành vi đầu cơ tích trữ. Đầu cơ là hành vi nguy hiểm cho xã hội; không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng do biến động của giá cả; mà còn làm cho hoạt động của thị trường căng thẳng, mất ổn định; gây khó khăn cho việc điều tiết thị trường của Nhà nước; nhất là trong tình hình đất nước đang phải chống lại đại dịch Covid-19.

Mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC 2020 xét xử tội phạm liên quan đến phòng chống Covid-19, có quy định:

Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196.

Lợi dụng hàng hóa khan hiếm gom hàng bán xử phạt ra sao?

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi lợi dụng hàng hóa khan hiếm gom hàng bán; gây hậu quả nghiêm trọng như thu lợi bất chính với số tiền lớn hay lợi dụng dịch bệnh gom hàng…. sẽ bị truy cứu về tội đầu cơ như sau:

Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội đầu cơ như sau:

Đối với cá nhân có hành vi lợi dụng hàng hóa khan hiếm gom hàng bán

Khung 1

Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài bị phạt tù như trên; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại lợi dụng hàng hóa khan hiếm gom hàng bán

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Hành vi gom khẩu trang và bán lại giá cao bị xử phạt ra sao?

Xử phạt hành chính hành vi gom khẩu trang và bán lại giá cao

Theo Nghị định 177/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá 2012; khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá; hoặc thuộc danh mục hàng hóa được nhà nước định giá. Khoản 1 điều 11 Luật Giá quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh; trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá và phải thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quy định.

Hành vi đẩy giá khẩu trang lên cao hay găm hàng khi dịch bệnh đang hoành hành có thể bị xử lý hành chính theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Người nào có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa để mua vét, mua gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi hành vi gom khẩu trang và bán lại giá cao

Ngoài ra, người nào có hành vi đầu cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cộng đồng, đến việc phòng ngừa dịch bệnh sẽ bị xử lý hình sự về tội đầu cơ, theo điều 196 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá, hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính; thì bị phạt tiền từ 30 đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau; bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3 đến 7 năm: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; hàng hóa trị giá từ 1,5 đến 3 tỷ đồng; thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau bị phạt tiền từ 1,5 đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 7 đến 15 năm: Hàng hóa trị giá 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính một tỷ đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này có thể bị xử phạt từ 300 triệu đồng đến 9 tỷ đồng…

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về vấn đề Lợi dụng hàng hóa khan hiếm gom hàng bán xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Áp dụng thuế chống bán phá giá khi nào?

 Điều 12 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá như sau::
– Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
– Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Hàng hóa là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật giá 2012 thì hàng hóa được quy định như sau:
Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản

Thế nào là quá cảnh hàng hóa?

Điều 241 Luật Thương mại 2005 quy định về quá cảnh hàng hóa cụ thể như sau:
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời