Tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp; theo đó xuất hiện những thông tin sai sự thật xung quanh vấn đề liên quan đến Covid-19. Vừa qua cơ quan chức năng vừa xử phạt chủ của một Fanpage lớn khi đưa thông tin chưa chính xác; gây xôn xao dư luận. Vậy hành vi loan tin sai sự thật trên Facebook bị xử phạt ra sao theo quy định?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây.
“Ngày 10/9, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Nguyễn Đức Thọ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ thể sử dụng Fanpage mạng xã hội Facebook “Giang Kim Cúc và các cộng sự” sau hành vi livestream; đưa thông tin sai sự thật về việc bà ngoại rút ống thở của cháu.
Hôm 2/9, trang Fanpage mạng xã hội Facebook “Giang Kim Cúc và các cộng sự”; đã phát trực tiếp hình ảnh có một quan tài và cho biết trong đó là thi thể một cháu bé xấu số.
Trong livestream của mình; bà Cúc cho biết nạn nhân là cháu bé bị đẻ rớt được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Cháu bé sau đó bị bà của mình rút ống thở và không thể làm giấy báo tử…
Thông tin livestream được lan truyền khiến cộng đồng mạng bức xúc; để lại nhiều lượt nhận xét và chia sẻ. Tuy nhiên; sau khi gia đình cháu bé cùng một số tài khoản lên tiếng thì thông tin này được xóa đi.”
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Luật Hiến pháp Việt Nam 2013 mới nhất hiện hành
Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Loan tin sai sự thật trên Facebook là hành vi vi phạm pháp luật
Tin sai sự thật hay còn gọi là tin giả; chính là những tin rác hoặc tin tức giả mạo, là các thông tin giả được lan truyền qua phương tiện truyền thông Facebook, Youtube, zalo,….
Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ; đã quy định cụ thể về việc xử lý các vi phạm hành chính trong môi trường bưu chính, viễn thông có hiệu lực; các hành vi tung thông tin giả; sai lệch gây hoang mang trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt rất nặng. Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp 2013 cũng quy định như sau:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.”
Theo đó hành vi loan tin sai sự thật trên Facebook là hành vi vi phạm pháp luật; và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền video facebook theo quy định mới nhất
Xử phạt hành vi loan tin sai sự thật trên Facebook
Căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015; quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân; và quy định tại Điều 584, từ Điều 589 đến Điều 592 Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu đính chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại.
Xử phạt hành chính tổ chức loan tin sai sự thật trên Facebook
Căn cứ Điều a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử:
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Xử phạt hành chính cá nhân loan tin sai sự thật trên Facebook
Và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020 quy định:
Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức; thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy cá nhân cung cấp nội dung thông tin sai sự thật lên mạng xã hội (ví dụ như facebook,…) sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật mà mình đã đăng tải.
Vậy theo Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP; “Giang Kim Cúc và các Cộng Sự” đã có hành vi lợi dụng mạng xã hội để Cung cấp; chia sẻ thông tin giả mạo; thông tin sai sự thật; xuyên tạc , vu khống; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức; danh dự, nhân phẩm của cá nhân và sẽ bị xử phạt 10 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi loan tin sai sự thật trên Facebook
Trường hợp, người nào có hành vi đưa lên mạng xã hội (như Facebook, Youtube,…) thông tin giả mạo; thông tin sai sự thật; thông tin xuyên tạc gây dư luận xấu thì có thể bị xử lý về Tội đưa; hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính; mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015; với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt; và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015; có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội Vu khống. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cá nhân khi danh dự; nhân phẩm của mình bị xâm hại nên có đơn khiếu nại gửi đến cơ quan công an nhằm bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của mình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Làm giả hồ sơ để tiêm vaccine COVID-19 sẽ bị xử lý thế nào?
- Tự sửa kết quả xét nghiệm và đăng lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
- Đăng tin sai sự thật về hoạt động của chốt kiểm soát dịch bị xử lý thế nào?
- Làm thế nào để sử dụng facebook đúng pháp luật?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Loan tin sai sự thật trên Facebook bị xử phạt ra sao theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử: Hành vi cung cấp, chia sẻ những thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000 với tổ chức. Đồng thời, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật. Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức án cao nhất mà người phạm tội có thể phải chịu là bị phạt tù tới là 07 năm.