Trước đây người sử dụng đất ít chú ý đến việc đăng ký tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đất; thì có một số vẫn đề phát sinh về tài sản trên đất. Chính vì thế nhằm để đảm bảo quyền lợi của mình đối với tài sản trên đất; thì phải đăng ký bổ sung tài sản vào Giấy chứng nhận đã được cập. Vậy làm thế nào để đăng ký bổ sung tài sản vào giấy chứng nhận đã cấp?, ” Lệ phí bổ sung tài sản trên đất” là bao nhiêu?. Vấn đề này đang được rất nhiều người quan tâm.
Câu hỏi: Vợ chồng tôi có một thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2015; lúc đó chung tôi chưa có bất cứ công trình xây dựng nào. Đến nay, chúng tôi chuyển về đây sống hẳn, nên đã xây dựng một ngôi nhà 3 tầng. Xin hỏi Luật sư, vợ chồng tôi có thể xin công nhận quyền sở hữu; đối với căn nhà là tài sản gắn liền với đất được không? và lệ phí bổ sung tài sản trên đất là bao nhiêu ạ?.
Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, để trả lời cho câu hỏi này; mời bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau của Luật sư 247 nhé.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện để đăng ký bổ sung tài sản trên đất
Theo quy định của pháp luật về đất đai; người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê… cũng như các quyền xây dựng, tạo lập tài sản gắn liền với đất. Trước hết cần xem xét tài sản gắn liền với đất có đủ điều kiện; để được Nhà nước công nhận quyền sở hữu hay không; nếu được sẽ tiến hành thủ tục đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất; của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận.
Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì điều kiện để đăng ký bổ sung tài sản; vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
– Đất phải được sử dụng ổn định, không có tranh chấp
– Đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Tài sản phải được hình thành hợp pháp trong quá trình sử dụng đất
– Đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; thì vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng; hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền; không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Trường hợp được đăng ký bổ sung tài sản vào giấy chứng nhận đã cấp
– Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;
– Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
– Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
– Nhà ở mới xây dựng kiên cố trên đất và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.
Trình tự thủ tục đăng ký tài sản trên đất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người thực hiện thủ tục chuẩn bị hồ sơ gồm những thành phần sau:
– Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với ; theo Mẫu số 04/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014; của Bộ tài nguyên và môi trường quy định về hồ sơ địa chính;
– Một trong các loại giấy tờ chứng nhận tài sản là nhà ở nêu trên;
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên; người thực hiện thủ tục nộp tại Bộ phận một của của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, cơ quan cấp giấy biên nhận; và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày; cơ quan tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ; theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Khi nhận được hồ sơ, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; có trách nhiệm thực hiện những việc sau:
– Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
– Gửi thông tin đến cơ quan thuế để xác định; và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người thực hiện thủ tục; chuẩn bị hồ sơ chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận.
– Cơ quan tài nguyên và môi trường sau khi nhận được hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra; và trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận; sau khi duyệt chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; để trả kết quả.
Bước 4: Trả kết quả
Người thực hiện thủ tục mang theo phiếu hẹn trả kết quả; đến Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai để lấy kết quả.
Lệ phí bổ sung tài sản trên đất
Lệ phí đăng ký tài sản trên đất: Do ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố quyết định cho mỗi địa phương.
Vậy nên tùy từng địa phương mà sẽ thu mức lệ phí bổ sung tài sản trên đất khác nhau.
Hồ sơ đăng ký bổ sung tài sản trên đất
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền SDĐ; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK.
– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
+ Đối với tài sản là nhà ở: giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở.
+ Đối với công trình xây dựng không phải là nhà ở; thì phải có một trong các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
Trường hợp chủ sở hữu công trình không có một trong các loại giấy tờ theo quy định này; hoặc công trình được miễn giấy phép xây dựng; thì chủ sở hữu công trình nộp hồ sơ thiết kế xây dựng của công trình đó; theo quy định của pháp luật về xây dựng.
+ Đối với tài sản là rừng trồng/cây lâu năm; thì phải có một trong giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng/cây lâu năm.
– Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất; (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng);
– Sổ đỏ đã cấp;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính; về tài sản gắn liền với đất (nếu có);
– Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình; đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; và bản sao giấy tờ về quyền SDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai; đối với trường hợp chủ sở hữu công trình không đồng thời là người SDĐ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “ Lệ phí bổ sung tài sản trên đất” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu ; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư 247. Hãy liên hệ hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Mua đất nông nghiệp không có sổ đỏ thì làm thế nào?
- Đơn xin tách thửa
- Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
+ Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện bổ sung tài sản gắn liền với đất vào giấy chứng nhận đã cấp tại UBND cấp Huyện (Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc phòng tại nguyên và môi trường)
+ Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện bổ sung sản gắn liền với đất vào giấy chứng nhận đã cấp tại UBND cấp tỉnh. (Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh thành phố trực thuộc trung ương)
+ Không quá 15 ngày, riêng đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.
+ Thời gian được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người SDĐ, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp SDĐ có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền phân cấp thực hiện:
+ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký cấp Giấy chứng nhận;
+ Văn phòng đăng ký Đất đai xác nhận đơn đăng ký theo quy định.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký Đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh.
– Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, nông nghiệp, cơ quan thuế.