Trồng cây cần sa bị cấm theo Luật Hình sự bởi loại cây này là nguyên liệu đầu vào quan trọng bậc nhất cho việc sản xuất ma túy. Vậy hành vi Lập trang trại trồng cần sa trong mùa dịch có bị xử lý hình sự không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!
“Ngày 14/9, Phụng bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Đăk Lăk tạm giữ hình sự về hành vi Tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý. Theo điều tra, đầu năm 2015; Phụng từ Tiền Giang lên thuê đất tại xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột, để sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, nông sản không bán được; Phụng lâm cảnh khó khăn. Anh ta lên mạng nghiên cứu; tìm mua hạt giống cần sa về ươm trồng để sử dụng và bán kiếm lời. Trong đợt đầu, người này trồng thử 50 cây; thu hoạch được khoảng một kg cần sa khô, rao bán trên mạng. Mới đây, phát hiện hành vi của Phụng; cảnh sát ập vào kiểm tra lúc hàng trăm cây cần sa trong nhà kính đang đến thời kỳ thu hoạch.”
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Cần sa là gì?
Cần sa là một loại ma túy chiết xuất từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Chất hóa học có tác dụng chính trong cây cần sa được gọi là THC (Delta 9 tetrahydrocannobinol). THC thấm vào máu qua thành phổi; hoặc qua màng bao tử và ruột non. Sau đó, máu chuyển THC lên não; và tạo ra cảm giác “phê thuốc” cho người dùng.
Tội phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lí chất ma túy của Nhà nước; trong đó việc trồng cần sa là một trong những hành vi được xem là tội phạm về ma túy.
Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác; có chứa chất ma túy quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là hành vi gieo trồng; chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây (như lá, hoa, quả, thân cây có chứa chất ma túy).
Lập trang trại trồng cần sa trong mùa dịch có bị xử lý hình sự không?
Trồng cần sa bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trồng cần sa trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo quy định tại điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS)
Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác do Chính phủ quy định có chứa chất ma túy
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa; hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ; giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
=> Trồng cần sa bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các định lượng được điều 247 nêu trên. Không đủ các định lượng trên thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị xử phạt hành chính
Trồng cần sa bị xử phạt hành chính
Nếu số lượng cần sa, hành vi của người trồng cần sa không thỏa mãn quy định tại khoản 1 điều 247 nêu trên; thì sẽ bị xử phạt hành chính; thay vì truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 3 điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy
Người trồng cây cần sa bị xử lý thế nào?
Người trồng cần sa nếu từ đủ 16 tuổi trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các định lượng quy định tại mục 1 bài này.
Nếu không đủ các định lượng đó thì bị xử phạt hành chính
Tuy nhiên đối với những đối tượng là người dưới 18 tuổi; khi áp dụng các hình thức xử phạt cần lưu ý các điều sau:
– Khi truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi trồng cần sa trái phép; cần tuân thủ nguyên tắc tại điều 91 BLHS 2015, trong đó có một số quy tắc sau:
- Miễn trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp
- Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2; hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
- Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội; được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên; phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
- Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Xử phạt hành chính người dưới 18 tuổi trồng cần sa trái phép
Độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
Nếu người chưa thành niên trong độ tuổi này khi vi phạm hành chính do lỗi cố ý thì sẽ bị xử lý như sau:
+ Không áp dụng hình thức phạt tiền; chỉ áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo và/hoặc tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính;
+ Có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo; khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
Độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
Bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính, nhưng quy định cụ thể như sau:
+ Nếu hành vi vi phạm đó quy định bị phạt tiền; thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
+ Có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở khi hành vi vi phạm hành chính; quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
Trồng bao nhiều cây cần sa trở lên thì bị xử lý hình sự?
Nếu chưa bị xử phạt hành chính mà chưa được xóa án tích hoặc đã được giáo dục 02 lần thì trồng từ 500 cây cần sa sẽ bị xử lý hình sự
Nếu đã bị xử phạt hành chính mà chưa được xóa án tích hoặc đã được giáo dục 02 lần thì từ lần sau chỉ trồng 1 cây cần sa cũng sẽ bị xử lý hình sự
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Trồng cần sa bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật
- Tàng trữ ma túy sẽ bị xử phạt thế nào?
- Tụ tập sử dụng ma túy có phải chịu trách nhiệm hình sự?
- Vận chuyển ma túy từ nước ngoài về Việt Nam bị xử lý như thế nào?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấ đề “Lập trang trại trồng cần sa trong mùa dịch có bị xử lý hình sự không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Trồng 1 cây cần sa sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính mà chưa được xóa án tích hoặc đã được giáo dục 02 lần
Tùy theo mức độ, định lượng của cây cần sa người đó trồng mà người đó có thể bị khởi tố tội tàng trữ cần sa theo quy định tại điều 249 BLHS 2015 mà Hoatieu.vn trích dẫn ở trên nếu việc tàng trữ không nhằm mục đích để bán trái phép cho người khác. Nếu việc tàng trữ này có mục đích để bán cho người khác thì sẽ bị khởi tố tội mua bán trái phép chất ma túy tại điều 251 BLHS 2015.