Làm trợ giảng đại học có cần bằng Thạc sĩ không?

16/09/2022
Làm trợ giảng đại học có cần bằng Thạc sĩ không?
390
Views

Xin chào Luật sư 247. Em đã tốt nghiệp đại học và tính xin vào làm trợ giảng cho giảng viên tại một trường đại học công lập. Em có thắc mắc rằng làm trợ giảng đại học có cần bằng Thạc sĩ không? Hay quy định pháp luật thì giảng viên đại học cần trình độ đào tạo nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT

Làm trợ giảng đại học có cần bằng Thạc sĩ không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về Trợ giảng (hạng III) – Mã số: V.07.01.23

1. Nhiệm vụ:

a) Hỗ trợ giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm bài;

b) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;

c) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;

b) Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

Làm trợ giảng đại học có cần bằng Thạc sĩ không?
Làm trợ giảng đại học có cần bằng Thạc sĩ không?

c) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;

d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).

Như vậy theo quy định pháp luật trên, bạn không cần bằng thạc sĩ để xin vào làm trợ giảng trong trường đại học mà chỉ cần bằng đại học phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.

Làm giảng viên đại học cần trình độ đào tạo bậc nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT quy định Giảng viên (hạng III) – Mã số: V.07.01.03

1. Nhiệm vụ:

a) Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;

b) Tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo;

c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, biên dịch sách và giáo trình bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi chung là sách phục vụ đào tạo);

d) Tổ chức, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

d) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập;

e) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;

g) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;

b) Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

c) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên;

d) Có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao;

d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).

Theo quy định trên, để làm giảng viên tại trường đại học công lập cần có trình độ đào tạo thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.

Có bằng thạc sĩ nhưng không có bằng cử nhân luật thì có làm đấu giá viên được không?

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016 có quy định về tiêu chuẩn đấu giá viên như sau:

Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng.

Theo quy định này, thì người có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật hoặc có bằng trên đại học (như thạc sĩ) chuyên ngành luật thì đạt tiêu chuẩn về bằng cấp đối với đấu giá viên.

Theo quy định trên, không có bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp đại học) ngành luật nhưng có bằng thạc sĩ thì vẫn đủ điều kiện tiêu chuẩn làm đấu giá viên

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Làm trợ giảng đại học có cần bằng Thạc sĩ không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân;thủ tục quyết toán thuế tncn bằng chứng minh thư hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định vai trò của giảng viên đại học như thế nào?

Vai trò chính của một giảng viên đại học là giảng dạy và truyền đạt cho sinh viên đầy đủ kiến thức về chuyên ngành mà mình phụ trách. Thông thường, môi trường đại học không giống môi trường học tập thời cấp 3, khi sinh viên đủ 18 tuổi, họ đã có ý thức tự giác và giảng viên chỉ là người hướng dẫn và định hướng học sinh cách nghiên cứu và tiếp thu kiến thức, thay vì chỉ từng chút một. Là một giảng viên đại học, nhiệm vụ của họ còn là chỉ dạy cho sinh viên những kiến thức và kinh nghiệm ngoài thực tiễn.

Điều kiện để tăng thứ hạng giảng viên đại học là gì?

Trong ngành giáo dục có thông tư quy định và ghi rõ những điều kiện cũng như quy định để một giảng viên đại học có thể thăng thứ hạng từ giảng viên hạng III lên hạng II và từ giảng viên hạng II lên hạng I:
Trường đại học có nhu cầu thăng hạng và có thẩm quyền đi dự xét
Trong 3 năm làm việc, giảng viên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao với chất lượng công việc và đạo đức nghề nghiệp
Đáp ứng tiêu chuẩn của thứ hạng thăng chức nghề nghiệp

Hệ thống bảng tính lương giảng viên đại học như thế nào?

Viên chức loại A3 là những giáo sư, giảng viên cao cấp với mức lượng dao động trong khoảng 9 triệu đến 12 triệu. 
Viên chức loại A2 là Phó giáo sư hay giảng viên chính thức được hưởng mức lương dao động từ 7 triệu đến 10 triệu. 
Viên chức loại A1 là giảng viên được hưởng mức lương từ 3 triệu đến 6 triệu đồng. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.