Làm thế nào khi doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động?
Chào Luật sư. Tôi làm việc cho công ty X theo hợp đồng lao động ký cách đây 02 năm. Hiện tại tôi đang nghỉ sinh em bé. Tuy nhiên, công ty chỉ đóng bảo hiểm trong 2 tháng khi tôi có thai. Hiện tại tôi đã sinh con. Theo đó, công ty đã chậm thanh toán bảo hiểm xã hội của tôi từ tháng 11/2020 đến tháng 10/2021. Vậy tôi phải làm thế nào khi doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động? Hi vọng nhận được phản hồi sớm. Cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép được giải đáp câu hỏi của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
Nghị định 143/2018/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Khi người lao động và người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động từ một tháng trở lên, chế độ bảo hiểm xã hội là bắt buộc. Bởi vì khi phát sinh quan hệ lao động, Thì chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng phát sinh đồng thời chấm. Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vì yếu tố khách quan hoặc chủ quan, các doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội.
Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Theo quy định tại khoản 1 điều 168 Bộ luật lao động 2019:
“1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội; bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, khi có phát sinh quan hệ lao động, NSDLĐ phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật. Đó là trách nhiệm của NSDLĐ.
Phải đóng bảo hiểm cho người lao động trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH năm 2014, đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Theo Điều 12, Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP; Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức đóng được quy định cụ thể như sau:
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; hàng tháng với mức đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
Người sử dụng lao động hàng tháng đóng 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
Người sử dụng lao động hàng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Doanh nghiệp có thể chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Căn cứ theo quy định tại điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì việc chậm đóng bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể:
“Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ đúng hạn theo quy định.
Doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội thì bị xử lý thế nào?
Xử phạt hành chính
Theo quy định tại điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, khi công ty chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người”
Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 của nghị định trên.
Như vậy, doanh nghiệp có thể bị xử phạt nếu chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Làm thế nào khi doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động?
Trường hợp công ty không thực hiện bạn có thể lựa chọn một trong hai phương thức sau để giải quyết từ đó đảm bảo quyền lợi của mình.
Một là thông qua thủ tục khiếu nại lần đầu đến trực tiếp công ty. Nếu doanh nghiệp không giải quyết chị có quyền khiếu nại lần hai đến Chánh thanh tra Sở lao động thương binh
xã hội nơi công ty có trụ sở.
Hai là thông qua thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao
động tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi công ty có trụ sở hoặc nơi bạn cư trú. Trường hợp bạn thực hiện thủ tục khởi kiện đến Tòa án sẽ thông qua trình tự tố tụng tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Bạn phải gửi đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ chứng minh đến Tòa án để giải quyết .
Kết luận vấn đề
Việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội nhằm ổn định cuộc sống người lao động; trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro. Với thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Thứ ba, Việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động; góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư; đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước; bảo đảm an sinh xã hội bền vững của xã hội. Doanh nghiệp nên chấp hành tốt các quy định về bảo hiểm xã hội, ngăn ngừa các vi phạm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Làm thời vụ có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
- Hướng dẫn chuyển từ đóng BHXH bắt buộc sang tự nguyện năm 2021
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp bao lâu thì được hưởng trợ cấp?
Trên đây là phải tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Làm thế nào khi doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động? Hi vọng bạn đọc có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ luật sư 247: 0833102102
Câu hỏi liên quan
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp gồm:
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Theo khoản 9 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP :
Nếu người bệnh đang nằm viện mà thẻ BHYT hết hạn thì tiếp tục được hưởng các quyền lợi về BHYT đến khi ra viện nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày thẻ hết hạn.