Làm thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh ở đâu?

24/02/2023
Làm thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh ở đâu?
294
Views

Xin chào Luật sư. Tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Hà Nam, tôi có vừa nghỉ sinh cháu được 10 ngày, hiện nay gia đình tôi chưa đi dăng ký khai sinh cho cháu và muốn đăng ký mua thẻ BHYT cho cháu luôn cùng thủ tục đi khai sinh. Tuy nhiên không biết rằng làm thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh ở đâu? Gia đình tôi sẽ cần thực hiện đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh theo trình tự nào hiện nay? Khi tham gia bảo hiểm y tế đối với trẻ sơ sinh thì quyền lợi được hưởng là như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh là gì?

Căn cứ theo Thông tư 30/2020/TT-BYT và Nghị định 146/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, từ ngày 01/03/2021 trẻ sơ sinh sẽ được cấp bảo hiểm y tế miễn phí ngay khi vừa sinh ra.

Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế cho nhóm đối tượng là trẻ sơ sinh sẽ do ngân sách Nhà nước đóng.

Bên cạnh đó, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi sẽ được tổ chức BHYT cấp thẻ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế miễn phí và được hưởng mức thanh toán 100% chi phí khi khám, chữa bệnh BHYT đúng tuyến.

Như vậy, bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh là hình thức bảo hiểm được áp dụng với đối tượng là trẻ sơ sinh để chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước thực hiện đóng và chi trả 100% chi phí điều trị, khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến.

Làm thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Công văn số 2823/BTP-CNTT của Bộ Tư pháp về kết nối, liên thông dữ liệu hộ tịch, trẻ dưới 6 tuổi được đăng ký khai sinh đồng thời với thủ tục cấp thẻ BHYT.

Và tại Điều 6, Điều 7, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT quy định hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi gồm các giấy tờ:

1. Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định.

2. Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp.

Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế có thể thay giấy chứng sinh bằng văn bản xác nhận của người làm chứng.

Nếu không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì nộp biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh…

3. Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu quy định.

Cơ quan giải quyết

Theo Điều 5, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã là nơi tiếp nhận các giấy tờ yêu cầu cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, lập và chuyển hồ sơ cho BHXH cấp huyện để cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi.

Làm thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh ở đâu?
Làm thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh có những thông tin gì?

Theo Khoản 1 Điều 10, Thông tư 30/2020/TT-BYT, trẻ sau khi sinh ra được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định của Luật BHYT, nhưng chưa được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT do chưa làm thủ tục cấp giấy khai sinh thì cơ sở khám, chữa bệnh ghi mã thẻ BHYT tạm thời cho trẻ.

Nội dung thẻ gồm:

– Mã đối tượng: Ghi ký hiệu là TE.

– Mã mức hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế: Ghi ký hiệu là số 1.

– Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Ghi nơi người mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp cư trú hoặc nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở đối với trường hợp trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo quy định tại Quyết định 124/2004/QĐ-TTg)

– Mã định danh y tế: Ghi theo quy định tại Quyết định 2153/QĐ-BYT 2020.

Thông tư này cũng hướng dẫn cách ghi tên trong hồ sơ bệnh án để khám, chữa bệnh đối với trẻ sơ sinh chưa có họ và tên thực hiện như sau:

– Nếu trẻ sơ sinh có mẹ hoặc cha:ghi theo họ và tên của mẹ hoặc của cha

– Nếu trẻ sơ sinh không có mẹ hoặc cha nhưng có người giám hộ: ghi theo họ và tên của người giám hộ;

– Nếu trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đang thực hiện việc điều trị cho trẻ.

Với quy định này, trẻ sơ sinh vẫn có thẻ BHYT tạm thời và đảm bảo được hưởng quyền lợi dù trẻ sinh ra chưa có giấy khai sinh.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của trẻ sơ sinh

Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh nằm trong quy định áp dụng BHYT đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Căn cứ theo quy định tại Điểm e, Khoản 3, Điều 12, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì việc chi trả BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi do ngân sách nhà nước đóng. 

Mức hưởng bảo hiểm y tế của trẻ em sơ sinh được quy định tại Điều 22, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014. Theo đó mức hưởng BHYT của trẻ sơ sinh được tính như sau:

Khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 22, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 quy định:

“a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm.”

Như vậy, mức hưởng bảo hiểm y tế của trẻ em sơ sinh khi đi khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến là 100% chi phí KCB trong phạm vi được hưởng.

Khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến

Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh đối với trường hợp KCB không đúng tuyến được quy định tại Khoản 3, Điều 22, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014. Theo đó nếu bố mẹ cho trẻ tự đi KCB không đúng tuyến được hưởng mức hưởng như khi đi KCB đúng tuyến theo tỷ lệ như sau:

  • Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
  • Hưởng 60% chi phí điều trị nội trú tính tuyến tỉnh đến ngày 31/12/2020 và 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước;
  • Hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện từ ngày 01/01/2016.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh đi KCB không đúng tuyến nhưng có bố mẹ thuộc 2 trường hợp gồm:

  • Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; 
  • Người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

Hai trường hợp trên, trẻ sơ sinh được hưởng 100% chi phí KCB theo quy định. Để được hưởng BHYT tối đa ba mẹ nên đưa con đi KCB đúng tuyến. Trong trường hợp do yêu cầu của bệnh ba mẹ nên xin giấy giới thiệu của các bệnh viện tuyến dưới khi KCB vượt tuyến cho con.

Khuyến nghị

Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Làm thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh ở đâu?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý thành lập công ty liên doanh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Thời gian cấp thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh là bao lâu?

Khoản 2, Điều 12, Thông tư liên tịch trên cũng quy định, kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, trong vòng 10 ngày BHXH cấp huyện tiến hành cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và chuyển về cho UBND cấp xã.
Bên cạnh đó, người nộp hồ sơ có thể đến UBND cấp xã để nhận kết quả liên thông hoặc nếu đăng ký nhận kết quả qua bưu điện hoặc qua dịch vụ chuyển phát và phải trả phí dịch vụ.

Giá trị sử dụng của thẻ BHYT của trẻ em dưới 6 tuổi như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 13, Nghị định 146/2018/NĐ-CP đối với trẻ dưới 6 tuổi thời hạn thẻ BHYT có giá trị sử dụng được quy định như sau:
Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Khi thẻ BHYT của trẻ hết thời hạn sử dụng, bố/mẹ cần làm thẻ BHYT mới cho trẻ. Trường hợp trẻ đi học thẻ BHYT sẽ được trường học nơi trẻ đang theo học hỗ trợ làm.

Đổi thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi có mất phí không?

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 19, của Luật bảo hiểm y tế quy định người được đổi thẻ BHYT do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ BHYT. Trường hợp của bạn là đổi thẻ bảo hiểm y tế do thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thì sẽ không phải nộp phí.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì việc đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi (và các đối tượng khác) sẽ không phải nộp phí. Từ ngày 01/04/2021 cơ quan BHXH sẽ thực hiện cấp thẻ BHYT theo mẫu mới cho những đối tượng có nhu cầu đổi thẻ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.