Xin chào Luât sư 247, là một doanh nghiệp tôi rất tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, quy định về thuế. Tuy nhiên, nếu trường hợp công ty tôi bị đóng mã số thuế thì phải làm sao? Làm sao để biết doanh nghiệp bị đóng mã số thuế? Xin được tư vấn.
Chào bạn, các doanh nghiệp ngoài quan tâm các vấn đề liên quan đến kinh doanh ra thì thuế là một trong các vấn đề rất được chú trọng. Vậy làm sao để biết doanh nghiệp đó có bị đóng mã số thuế hay không? Cách khôi phục mã số thuế theo quy đinh hiện nay là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 105/2020/T-BTC
Đóng mã số thuế là gì?
Đóng mã số thuế là trạng thái khi mà mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa, bị đóng, buộc công ty bị như vậy phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Làm sao để biết doanh nghiệp bị đóng mã số thuế?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thuộc những trường hợp như sau:
- Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
- Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản.
- Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất).
Mức phạt khi đóng mã số thuế
Mức phạt khi đóng mã số thuế mà vẫn xuất hóa đơn?
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và các trường hợp cụ thể xác định là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Xử phạt hành chính hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế
Căn cứ vào điều 9, Thông tư 166/2013/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014:
“Điều 9. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định
Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).
d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.”
Xử phạt hành chính đối với hành vi chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư số 10/2014/TT-BTC và được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hoá đơn từ ngày thứ 1 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
Cách khôi phục lại mã số thuế
- Bước 1: Tìm hiểu lý do vì sao cơ quan của bạn bị đóng mã số thuế.
Theo như phân tích nêu trên có 4 nguyên nhân khiến doanh nghiệp phải chấm dứt hiệu lực của mã số thuế tuy nhiên doanh nghiệp chỉ được khôi phục lại mã số thuế khi:
- Trường hợp cơ quan thuế đã ban hành thông báo người nộp thuế không hoạt động ở tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh nhưng cơ quan đăng ký kind doanh chưa ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi đó người nộp thuế có quyền ra văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục lại mã số thuế đã bị đóng và cam kết thanh toán các nghĩa vụ về thuế với cơ quan nhà nước, và nghiêm túc chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
- Trường hợp nếu cơ quan thuế xác định người nộp thuế không thuộc các trường hợp phải đóng mã số thuế mà sự kiện chấm dứt hiệu lực của mã số thuế là do lỗi từ phía cơ quan thuế.
- Bước 2: Doanh nghiệp gửi công văn xin mở lại mã số thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Doanh nghiệp làm văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC và nộp văn bản này tới cơ quan quản lý thuế trực tiếp để được giải quyết.
- Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ khắc phục các hành vi vi phạm dẫn đến tình trạng bị đóng mã số thuế.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hóa đơn, số tiền thuế còn nợ là bao nhiêu, số tiền phạt phải nộp là bao nhiêu, số tiền chậm nộp (nếu có phát sinh) và thực hiện việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và hóa đơn theo quy định cuat pháp luật.
- Cơ quan thuế tiến hành việc xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở chính của công ty (doanh nghiệp) và lập biên bản xác minh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của doanh nghiệp (khi tiến hành xác minh tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải ký xác nhận vào biên bản). Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ tất cả các nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế căn cứ theo các quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ tương ứng với phần vi phạm của mình, doanh nghiệp nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế lập thông báo khôi phục mã số thuế gửi cho doanh nghiệp đồng thời cơ quan thuế thực hiện việc cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh mới 2022
- Bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
- Trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì phải giải quyết bồi thường của DN bảo hiểm?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Làm sao để biết doanh nghiệp bị đóng mã số thuế?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; thành lập công ty giá rẻ; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật không hạn chế, không cấm người đại diện theo pháp luật (Giám đốc, Tổng giám đốc,..) của công ty bị đóng mã số thuế thực hiện các quyền của mình như quyền tự do kinh doanh các mặt hàng mà pháp luật không cấm,…Do đó, khi công ty bạn bị đóng mã số thuế do không kinh doanh tại địa điểm đã đăng ký thì giám đốc của công ty bạn vẫn có quyền thành lập một doanh nghiệp mới.
Khi công ty bạn bị đóng mã số thuế thì sẽ không thể nộp được thuế, không được xuất hoá đơn bán hàng vì theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 39/2014/TT- BTC thì việc xuất hoá đơn khi bị đóng mã số thuế là hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, ngoài ra công ty bạn sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Không được xuất hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng;
Không được chấp nhận các loại tờ khai đã nộp qua hệ thống thuế điện tử:Tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế TNCN (nếu có);
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
Các loại báo cáo quyết toán năm như: quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN, bộ báo cáo tài chính năm,…