Làm nhà nước có phải đi nghĩa vụ không theo quy định năm 2022?

20/10/2022
Làm nhà nước có phải đi nghĩa vụ không theo quy định năm 2022?
498
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi sinh năm 1995, hiện đang làm việc trong cơ quan nhà nước, tôi có thắc mắc rằng làm nhà nước có phải đi nghĩa vụ không? Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nghĩa vụ quân sự là gì?

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì nghĩa vụ quân sự được hiểu là :

– Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

– Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

– Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

– Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

a) Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;

Làm nhà nước có phải đi nghĩa vụ không?
Làm nhà nước có phải đi nghĩa vụ không?

b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Làm nhà nước có phải đi nghĩa vụ không?

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì những trường hợp sau được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:

– Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

– Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

– Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

– Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trongthời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Như vậy không phải tất cả công dân đều được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mà phải đáp ứng các điều kiện nhất định.

Điều kiện để công chức được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ quy định như sau:

  • Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với công chức, viên chức thuộc trường hợp sau đây: Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
  • Miễn gọi nhập ngũ đối với công chức, viên chức thuộc trường hợp sau đây: Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách với công chức công tác vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn gồm:

– Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;

– Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn;

– Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp, … (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn.

Như vậy, không phải công chức, viên chức trong trường hợp nào cũng được miễn nghĩa vụ quân sự, mà phải tùy vào từng trường hợp cụ thể. 

Thứ nhất, trường hợp công chức, viên chức được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.

Thứ hai, trường hợp công chức, viên chức được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên thì được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình.

Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ

– Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;

– Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;

– Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;

– Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;

– Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;

– Được ưu đãi về bưu phí;

– Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;

– Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;

– Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;

– Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;

– Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.

Đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ

– Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;

– Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;

– Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ

– Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;

– Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;

– Được trợ cấp tạo việc làm;

– Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;

– Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;

– Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

– Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo trường hợp “hết thời gian phục vụ và khi có lệnh bãi bỏ lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ”, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Làm nhà nước có phải đi nghĩa vụ không theo quy định năm 2022?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc sử dụng dịch vụ cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự là bao lâu?

Căn cứ Điều 21 của Luật Nghĩa vụ quân sự, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
– Nếu cần bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn…thời hạn trên có thể được kéo dài thêm tối đa 06 tháng.
– Thời gian phục vụ tại ngũ được tính từ ngày giao, nhận quân đến ngày cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
 Ngoài ra, thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

Đi nghĩa vụ quân sự về có bị mất việc làm không?

Theo quy định Bộ luật lao động năm 2019, khi đi nghĩa vụ quân sự bạn sẽ không bị mất việc và trong thời hạn 15 ngày kể từ khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì bạn phải quay lại làm việc theo hợp đồng đã giao kết. Công ty cũng sẽ có trách nhiệm nhận lại bạn và sắp xếp, bố trí công việc cho bạn.

Có được miễn nghĩa vụ quân sự khi làm việc tại cơ quan nhà nước?

– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Theo đó, chỉ khi công dân thuộc vào các trường hợp trên thì mới được tạm hoãn hoặc miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Comments are closed.