Làm lộ bí mật nhà nước bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?

27/09/2021
Làm lộ bí mật nhà nước bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
1547
Views

Thời gian gần đây đã xảy ra không ít các vụ việc làm lộ bị mật nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi làm lộ bí mật nhà nước là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ có những chế tài xử lý thích đáng và nghiêm minh. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các quy định xử phạt của pháp luật về hành vi vi phạm này. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc có liên quan đang gây xôn xao dư luận gần đây.

Tóm tắt vụ việc:

Ông Phạm Văn Dũng, 58 tuổi; cựu Phó giám đốc Sở Nội vụ cùng 17 đồng phạm lĩnh án vì tiết lộ đề; nâng điểm kỳ thi công chức tỉnh.

Cuối năm 2017, Sở Nội vụ được UBND tỉnh giao phối hợp các sở ngành soạn đề thi tuyển công chức vào 24 nhóm ngành. Ông Dũng làm Phó chủ tịch Hội đồng và Trưởng ban ra đề thi gồm 22 thành viên.

Trong vai trò Trưởng ban nhưng ông Dũng không tham gia soạn thảo, chỉnh sửa, bảo quản; bảo mật và không biết nội dung đề thi. Sau đó nhóm đối tượng đã có hành vi làm lộ đề thi; sửa đổi đề thi và vận động để chấm lại điểm các bài thi.

Nhiều cán bộ là Uỷ viên ban chấm thi đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn tác động; nâng, hạ điểm 29 bài thi. Trong đó, nhiều cán bộ trực tiếp chỉnh sửa; đánh tráo bài thi, tác động các giám khảo nâng, hạ, sửa điểm của thi sinh.

Vậy hành vi làm lộ bí mật nhà nước nhà sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là hành vi làm lộ bí mật nhà nước?

Hành vi làm lộ bí mật nhà nước được được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, chữ viết; hoặc cho người khác xem, nghe, đọc, sao chụp bí mật Nhà nước…

Ngoài ra, đây cũng được hiểu là hành vi làm cho người (khác) không có trách nhiệm biết được nội dung xác định là bí mật Nhà nước (Bí mật Nhà nước là những tin về vụ việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian; lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh; đối ngoại, kinh tế, khoa học công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố; hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Cùng với đó, theo điều 337, Bộ luật hình sự 2015 tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật; hoặc tài liệu bí mật nhà nước được quy định như sau: 

Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán; hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước mà thuộc các trường hợp được điều luật này quy định thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, người nào có hành vi làm lộ bí mật nhà nước thì có thể sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Cấu thành tội phạm tội làm lộ bí mật nhà nước

Nếu hành vi làm lộ bí mật nhà nước có đầy đủ các yếu tố sau thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự.

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có một trong các dấu hiệu sau:

+ Đối với tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước. Được thể hiện qua hành vi làm cho người khác biết được những tin tức, tài liệu, vật… là bí mật Nhà nước (như đưa tài liệu cho người khác xem, dùng lời nói, chữ viết nhằm tiết lộ; cung cấp tài liệu bí mật Nhà nước cho người khác biết); không cản ngăn người khác xem tài liệu bí mật Nhà nước; cố tình để sơ hở, để quên tài liệu bí mật Nhà nước ở nơi làm việc để tạo điều kiện cho người khác xem, biết được…

Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến chê độ bảo mật Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác.

Ngoài ra còn gián tiếp xâm phạm đến an ninh đối nội và an ninh đối ngoại của Nhà nưốc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đe dọa sự ổn định và vững vàng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, tuy nhiên không nhằm mục đích chống, lật đổ chính quyền nhân dân.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm nêu trên là bất lỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Riêng đối với tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước thì chủ thể là người có trách nhiệm trong việc bảo vệ, quản lý hoặc sử dụng các bí mật Nhà nước.

Hành vi làm lộ bí mật nhà nước bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Theo điều 337, Bộ luật hình sự 2017 về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước quy định các khung hình phạt như sau: 

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán; hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước; nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;        

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, đối với tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật; hoặc tài liệu bí mật nhà nước thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.

Vô ý làm lộ bí mật nhà nước có bị phạt tù không?

Theo Điều 338 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định như sau:

– Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật;

+ Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, chế độ chính trị; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, cá nhân dù là vô ý làm lộ bí mật vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt khá cao. Do đó, cá nhân nên chú ý cẩn thận thực hiện công tác bảo quản thông tin; tài liệu là bí mật nhà nước thuộc thầm quyền của mình.

Thực hiện hành vi làm lộ bí mật nhà nước theo nhóm bị xử phạt thế nào?

Đồng phạm là gì?

Điều 17, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về đồng phạm:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Đồng phạm với tội danh cố ý làm lộ bí mật nhà nước bị xử lý ra sao?

Theo quy định của pháp luật, đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm là tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.

Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về việc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm; Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm; tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Bắn cảnh sát bằng súng tự chế bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Kỷ luật giáng chức được áp dụng khi nào và các quy định có liên quan
Cho vay nặng lãi có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Làm lộ bí mật nhà nước bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi chiếm đoạt, tiêu huỷ, mua bán tài liệu bí mật Nhà nước là gì?

Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước là hành vi dùng các thủ đoạn lén lút, gian dối, uy hiếp thể chất hoặc tinh thần đối với người quản lý tài liệu bí mật Nhà nước để lấy các tài liệu đó hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý tài liệu bí mật Nhà nước để lấy các tài liệu đó.
Có thể hiểu một cách khái quát là chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước là hành vi cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, công nhiên, trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.

Nếu để cho người khác chiếm đoạt tin tức bí mật Nhà nước thì bị xử lý thế nào?

Đây chỉ có thể là trường hợp người phạm tội đồng phạm với người chiếm đoạt tin tức bí mật Nhà nước và người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”, vì nếu do thiếu trách nhiệm hay do sơ xuất mà để người khác chiếm đoạt tin tức bí mật Nhà nước thì không phải là cố ý mà thuộc trường hợp tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật Nhà nước.

Nếu người phạm tội tiêu huỷ tài liệu không phải là bí mật Nhà nước thì bị xử phạt thế nào?

Nếu người phạm tội tiêu huỷ tài liệu, trong đó có tài liệu bí mật Nhà nước, có tài liệu không phải là bí mật Nhà nước không phải là bí mật Nhà nước, mà người phạm tội không nhận thức được đó là tài liệu bí mật Nhà nước thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “tiêu huỷ của cơ quan Nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận