Làm hồ sơ giả để xin việc bị xử lý thế nào?

08/05/2022
Làm hồ sơ giả để xin việc bị xử lý thế nào?
804
Views

Tùy theo điều kiện, tính chất công việc, doanh nghiệp sẽ yêu cầu người lao động chuẩn bị những giấy tờ khác nhau trong bộ hồ sơ xin việc. Thông thường, một bộ hồ sơ xin việc sẽ có các giấy tờ như đơn xin việc, sơ yếu lý lịch tự thuật, giấy khám sức khỏe, bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân, bản sao sổ hộ khẩu, văn bằng, chứng chỉ liên quan đến vị trí tuyển dụng (nếu có). Vậy việc làm hồ sơ giả để xin việc bị xử lý thế nào là câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Pháp luật quy định như thế nào về hồ sơ xin việc?

Hồ sơ xin việc sẽ bao gồm các giấy tờ, tài liệu liên quan đến ứng viên ứng tuyển vào vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần. Các giầy tờ, tài liệu này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc của ứng viên.

Tùy theo điều kiện, tính chất công việc, doanh nghiệp sẽ yêu cầu ứng viên ứng tuyển nộp các tài liệu, giấy tờ khác nhau.

Về cơ bản, một bộ hồ sơ xin việc bao gồm các giấy tờ sau đây: Đơn xin việc, bản chứng thực sơ yếu lí lịch tự thuật, giấy khám sức khỏe, bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, bản sao chứng thực sổ hộ khẩu, văn bằn, chứng chỉ liên quan đến vị trí tuyển dụng.

Mặc dù yêu cầu về hồ sơ xin việc của mỗi doanh nghiệp là khác nhay nhưng các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ xin việc phải đảm bảo tính chính xác, trung thực. Theo đó, Khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết Hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Làm hồ sơ giả để xin việc bị xử lý thế nào?
Làm hồ sơ giả để xin việc bị xử lý thế nào?

Làm hồ sơ giả để xin việc bị xử lý thế nào?

Khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau:

2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Theo đó, người lao động có nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách trung thực cho người sử dụng lao động trước khi ký hợp đồng lao động.

Trường hợp cung cấp thông tin không đúng sự thật, làm giả sơ xin việc, người lao động sẽ có thể phải đối mặt với những vấn đề sau:

– Bị xử lý kỷ luật lao động nếu thông tin được cung cấp sai sự thật nhưng không quá ảnh hưởng đến việc tuyển dụng và thuộc một trong các hành vi vi phạm nội quy lao động đã được công ty quy định.

Trường hợp này, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các hình thức kỷ luật được quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động, bao gồm: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức.

– Bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo điểm g khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.

Tuy nhiên, để chấm dứt hợp đồng lao động theo lý do này, công ty vẫn cần báo trước cho người lao động biết theo thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 36 như sau:

  • Báo trước ít nhất 45 ngày cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Báo trước ít nhất 30 ngày cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 – 36 tháng.
  • Báo trước ít nhất 03 ngày làm việc cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

– Bị phạt vi phạm hành chính

Rất nhiều giấy tờ trong hồ sơ xin việc được yêu cầu phải chứng thực. Do đó, nếu người lao động có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao thì sẽ bị phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Về chế độ bảo hiểm, theo điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.

Với những phân tích nêu trên, có thể khẳng định, dù với lý do gì thì người lao động cũng không nên làm giả hồ sơ xin việc bởi đây là tài liệu quan trọng bắt đầu cho nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động.

Tại sao cần công chứng, chứng thực hồ sơ xin việc?

Có thể hiểu, công chứng và chứng thực là sự xác nhận tính có thực của một hợp đồng, giao dịch, giấy tờ nào đó.

Đối với hồ sơ xin việc, khi các giấy tờ được công chứng, chứng thực sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt rõ hơn về tính xác thực của các thông tin ghi trong hồ sơ, do đó sẽ tạo nên sự tin tưởng nhất định đối với ứng viên. Ngoài ra, việc chuẩn bị một bộ hồ sơ kỹ lưỡng sẽ tạo ấn tượng tốt hơn với phía tuyển dụng.

Nếu ngay từ đầu các giấy tờ kê khai thông tin không chính xác hoặc có dấu hiệu giả mạo,… sẽ dẫn đến hệ lụy về sau liên quan đến việc ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội,…

Bởi vậy, mặc dù có nhiều công ty khi đăng tuyển không yêu cầu cụ thể về việc công chứng, chứng thực hồ sơ xin việc thế nhưng các ứng viên vẫn nên thực hiện công chứng, chứng thực đầy đủ các giấy tờ.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Làm hồ sơ giả để xin việc bị xử lý thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, điều kiện cấp phép bay flycam, Đăng ký bảo hộ logo, thủ tục giải thể công ty hợp danh, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp có được yêu cầu giữ bản gốc bằng cấp của người lao động không ?

Theo quy định tại điều 17 Bộ luật lao động 2019 quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

Những giấy tờ nào trong hồ sơ xin việc cần công chứng, chứng thực?

Thông thường, trong bộ hồ sơ xin việc sẽ bao gồm: Đơn xin việc; CV; Chứng minh nhân dân; Sơ yếu lý lịch; Bằng cấp, chứng chỉ liên quan; Giấy khám sức khỏe.
Trong đó, các giấy tờ như Đơn xin việc, CV xin việc và Giấy khám sức khỏe không cần công chứng, chứng thực
Lưu ý, Giấy khám sức khỏe phải có xác nhận của cơ sở y tế, hiệu lực 06 tháng.
Như vậy, các giấy tờ bạn cần thực hiện công chứng, chứng thực gồm:
– Sơ yếu lý lịch;
– Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
– Bản photo sổ hộ khẩu;
– Bản photo giấy khai sinh;
-Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan…

Chứng thực hồ sơ xin việc ở đâu?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, người có yêu cầu chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ có thể tới:
– Uỷ ban nhân dân cấp xã;
– Phòng tư pháp cấp huyện;
– Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;
Đặc biệt, theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015, người yêu cầu chứng thực hồ sơ xin việc có thể đến các cơ quan, tổ chức này ở bất kỳ địa phương nào mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.