Mẹ chưa đủ tuổi kết hôn mà mang thai có thể đăng ký khai sinh cho con hay không? Mẹ cần những thủ tục gì để khai sinh cho con khi chưa kết hôn?
Theo phong tục từ xưa, người con gái gả chồng đều là “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng trở nên pphóng khoáng hơn. Nam nữ đều được tự do yêu đương, tự do kết hôn khi đủ các điều kiện của pháp luật. Đó là sự tiến bộ của thời đại, nhưng kèm theo đó còn những mặt trái của việc tự do yêu đương; đặc biệt là giới trẻ còn non nớt, bồng bột, không kiểu soát được cảm xúc của bản thân. Từ đó dẫn đến hệ lụy là người con gái mang thai khi chưa đủ 18 tuổi; độ tuổi được pháp luật quy định là chưa thành niên.
Khi người mẹ mà chưa đủ 18 tuổi sinh con, chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn; vậy có đăng ký giấy khai sinh khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn có được không? Sau đây Luật sư 247 sẽ giải đáp về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nghị định số 123/2015/Đ-CP về quản lí hộ tịch
Điều kiện để đăng ký kết hôn?
Theo khoản 5 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Như vậy, khi nữ dưới 18 tuổi và nam dưới 20 tuổi thì không được kết hôn; nam và nữ chỉ sống chung với nhau mà không được pháp luật bảo vệ cho mối quan hệ này. Phải đáp ứng đủ các điều kiện trên thì mới được đăng ký kết hôn.
Mẹ chưa đủ tuổi Làm giấy khai sinh khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn có được không?
Trẻ em có quyền được khai sinh
Công ước của Liên hợp quốc về quyền của trẻ em có quy định về quyền của trẻ em. Tại khoản 1 Điều 7 như sau: “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc.”
Tại Việt Nam, Luật Trẻ em năm 2016 ghi nhận quyền được khai sinh và có quốc tịch được quy định chung tại Điều 13: “Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.”
Từ các quy định trên có thể thấy, khai sinh là quyền nhân thân quan trọng của trẻ em; quyền này không chỉ được quy định bởi luật trong nước, mà còn quy định trong công ước quốc tế. Việc khai sinh không chỉ có ý nghĩa là một thủ tục hành chính; mà còn là việc xác nhận sự tồn tại của một cá thể; đảm bảo về mặt pháp lý sự bảo hộ các quyền; lợi ích của người đó thuận lợi cho việc quản lý của Nhà nước.
Khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn làm giấy khai sinh cần giấy tờ gì?
Nghị định số 123/2015/Đ-CP về quản lí hộ tịch quy định giấy tờ nộp; xuất trình khi đăng ký khai sinh như sau:
“1.Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).”
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.”
Thủ tục đăng ký giấy khai sinh?
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu;
- Bản chính Giấy chứng sinh. Nếu không có giấy chứng sinh thì cần nộp văn bản của người làm chứng xác nhận. Trong trường hợp không có người làm chứng thì có giấy cam đoan về việc sinh của trẻ;
- Khi khai sinh cho trẻ mồ côi cần có biên bản xác nhận do cơ quan có thẩm quyền lập. Trường hợp khai sinh cho trẻ do mang thai hộ thì phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế về việc mang thai hộ.
Người thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh xuất trình bản chính của một trong những giấy tờ sau:
- Thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng;
- Hộ chiếu, CMND/CCCD hoặc giấy tờ khác có dán ảnh;
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh.
Kết luận
Như vậy, dù người mẹ có kết hôn hay chưa, có đủ tuổi tuổi hay không cũng không trở ngại đến quyền được khai sinh của con. Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi đứa trẻ được sinh ra; người có trách nhiệm đăng ký khai sinh phải tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ.(Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014)
Tuy nhiên, do cha mẹ chưa đăng ký kết hôn nên con của hai người là con ngoài giá thú. Nếu muốn ghi tên bố trong giấy khai sinh của con cần làm thủ tục nhận cha; khi đúng quy định của pháp luật, UBND xã sẽ giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh năm 2021
- Cha mẹ được nhờ người khác đăng ký khai sinh cho con không?
- Có được xóa tên cha trong giấy khai sinh hay không?
- Thủ tục khai sinh con theo họ cha khi chưa đăng ký kết hôn
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Làm giấy khai sinh khi mẹ chưa đủ tuổi kết hôn có được không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Theo quy định tại điều 16 Luật hôn nhân gia đình 2014, do không có quan hệ vợ chồng nên không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng. Quan hệ tài sản sẽ được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; nếu không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Theo quy định tại điều 207 và 219 Bộ luật dân sự 2015: Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đó; khi không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
– Con dưới 36 tháng tuổi (dưới 3 tuổi): Sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi.
– Con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Căn cứ vào quyền lợi mọi mặt giành cho con như: điều kiện kinh tế của bố hoặc mẹ, tình cảm giành cho con…
– Con từ đủ 7 tuổi trở lên: Trường hợp này phải xem xét nguyện vọng của con. Tức là từ độ tuổi này, trẻ có thể lựa chọn sống với cha hoặc mẹ.