Làm giấy chứng sinh cho con cần những điều kiện gì năm 2022?

13/10/2022
Làm giấy chứng sinh cho con cần những điều kiện gì ?
365
Views

Chào Luật sư, vợ tôi vừa sinh bé cách đây không lâu. Theo như tôi tìm hiểu làm giấy chứng sinh cho con khá là quan trọng. Tuy nhiên tôi có thắc mắc vậy việc làm giấy chứng sinh cho con cần đáp ứng những điều kiện gì? Thủ tục cấp Giấy chứng sinh thực hiện ra sao? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

Xin chào bạn.Chúc mừng vợ con anh, mẹ tròn con vuông nhé!

Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Làm giấy chứng sinh cho con cần những điều kiện gì?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Tại sao phải làm giấy chứng sinh?

Xác thực, ghi lại thông tin ra đời của một người

Trong mẫu Giấy chứng sinh đều có ghi đầy đủ thông tin của em bé được sinh ra như: Thông tin người mẹ, thời gian và địa điểm em bé sinh ra, các thông tin liên quan đến em bé như giới tính, cân nặng, sức khỏe, tên tạm thời, tên người đỡ đẻ.

Như vậy, chỉ cần nhìn vào giấy chứng sinh này người ta có thể nắm được toàn bộ những thông tin về em bé đó. Và dùng để xác nhận sự ra đời của một công dân.

Căn cứ để làm Giấy khai sinh

Giấy chứng sinh là một trong những giấy tờ quan trọng nên có trong hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ một cách nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Theo quy định hiện hành, cụ thể là khoản 1 điều 16 luật Hộ tịch 2014, hồ sơ để làm khai sinh cho con, ngoài những giấy tờ bắt buộc phải có thêm giấy chứng sinh..Nếu không có Giấy chứng sinh, Căn cứ Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, người đăng ký khai sinh cho trẻ sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác chứng minh sự ra đời như:

– Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.

Căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho trẻ

Mẫu giấy này còn là căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho trẻ như hưởng các bảo hiểm xã hội. Ngay cả khi trẻ vẫn chưa làm được giấy khai sinh.

Căn cứ để làm thủ tục hưởng chế độ thai sản cho cha, mẹ

Nếu trẻ chưa kịp làm giấy khai sinh, cha, mẹ có thể sử dụng bản sao Giấy chứng sinh để làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho mình.

Làm giấy chứng sinh cho con cần những gì?

Sau khi trẻ được sinh ra tại bệnh viện thì Bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ cần có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký.

Nếu trẻ được sinh ra ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ thì cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của trẻ cần phải điền vào Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh và nộp cho Trạm y tế tuyến xã nơi trẻ sinh ra để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ.

Làm giấy chứng sinh cho con cần những điều kiện gì ?
Làm giấy chứng sinh cho con cần những điều kiện gì ?

Quy định về thủ tục cấp giấy chứng sinh

Ai có thẩm quyền cấp giấy chứng sinh?

  • Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản – nhi;
  • Nhà hộ sinh;
  • Trạm y tế cấp xã;
  • Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.

Thủ tục cấp giấy chứng sinh

Theo Điều 1 Thông tư 34/2015/TT-BYT và Khoản 1 Điều 1 Thông tư 27/2019/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT:

  • Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Trường hợp trẻ được sinh ra ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng được cán bộ y tế hoặc cô đỡ thôn bản đỡ đẻ thì cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng của trẻ phải điền vào Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho Trạm y tế tuyến xã nơi trẻ sinh ra để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng sinh, Trạm y tế tuyến xã phải làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại điểm .
  • Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.
  • Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh.

Xem trước và tải Mẫu giấy chứng sinh hiện nay quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Dùng bản sao giấy chứng sinh có làm giấy khai sinh được không?

Theo Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 có hiệu lực từ ngày 04/9/2020 quy định rõ ràng, chi tiết về giấy tờ phải nộp khi đăng ký khai sinh như sau:

– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.

– Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;

– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.

– Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.

– Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Như vậy, giấy chứng sinh nộp khi đăng ký khai sinh cho con phải là bản chính, bản sao y sẽ không được chấp nhận.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Làm giấy chứng sinh cho con cần những điều kiện gì ?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đổi tên giấy khai sinh hay thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, quy định số căn cước công dân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng vui lòng liên hệ:

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trong trường hợp sinh con tại nhà, không có giấy chứng sinh của cơ sở y tế thì làm làm giấy khai sinh được không?

Căn cứ Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký khai sinh. Trường hợp của bạn nếu không có giấy chứng sinh bạn có thể nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh con.
Nếu trường hợp không có người làm chứng thì có giấy cam đoan về việc sinh để nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của chồng bạn hoặc bạn để thực hiện đăng ký khai sinh cho con.

Mất giấy chứng sinh có làm lại được không?

Được
Bước 1: Cha mẹ hoặc người thân thích của trẻ gửi hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng sinh cho cơ sở khám chữa bệnh nơi đã cấp giấy chứng sinh lần đầu.
Bướng 2: Trong phạm vi 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải cấp lại Giấy chứng sinh cho trẻ.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 03 ngày làm việc.
Bước 3: Trả giấy chứng sinh cho gia đình trẻ tại cơ sở y tế.

Giấy chứng sinh có thời hạn bao lâu?

Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em”.
Như vậy, có thể hiểu rằng giấy chứng sinh không có thời hạn cụ thể, mà sẽ có hiệu lực cho đến khi trẻ được cấp giấy khai sinh.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác · Luật khác

Comments are closed.