Kinh doanh bóng cười có phải đăng ký kinh doanh không?

22/09/2022
Kinh doanh bóng cười có phải đăng ký kinh doanh không?
563
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi muốn mở một cửa hàng nhỏ buôn bán đồ ăn nhậu và đồ uống. Tôi có thắc mắc rằng muốn kinh doanh bóng cười có phải đăng ký kinh doanh không? Quy định pháp luật về xử lý vi phạm liên quan sản xuất, kinh doanh bóng cười hiện nay như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Pháp luật quy định về bóng cười như thế nào?

Bóng cười thực chất là một loại khí N2O (Dinitơ oxit hay nitrous oxide) được nén hoặc bơm vào quả bóng. Khí N2O thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (số thứ tự 120, Phụ Lục II của Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hóa chất). 

N2O loại khí được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp và y tế.

Quy định sản xuất, sử dụng bóng cười như thế nào?

Theo quy định pháp luật, khí N2O không nằm trong mục các chất ma túy được ban hành theo Nghị định 60/2020/NĐ-CP.

Theo đó, người sử dụng bóng cười sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật vì không nằm trong danh mục cấm.

Tuy nhiên, vì khí N2O bị hạn chế sản xuất kinh doanh và chỉ được dùng trong các lĩnh vực công nghiệp và y tế nên nếu kinh doanh, sản xuất khí N2O không đúng quy định này sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Kinh doanh bóng cười có phải đăng ký kinh doanh không?

Trong trường hợp của bạn muốn mở một cửa hàng nhỏ bán đồ ăn nhậu thì có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại nơi bạn muốn mở cửa hàng.

Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh sẽ thực hiện theo Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

Kinh doanh bóng cười có phải đăng ký kinh doanh?
Kinh doanh bóng cười có phải đăng ký kinh doanh?

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Bạn muốn kinh doanh bóng cười:

Theo quy định Luật Đầu tư 2020 thì: Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm.

Bóng cười không phải là mặt hàng cấm kinh doanh theo quy định pháp luật. Tuy nhiên khí N2O có trong bóng cười lại nằm trong Danh mục hàng hóa chất bị hạn chế sản xuất, kinh doanh quy định Phụ lục 2 Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Theo quy định Luật hóa chất 2007 thì để kinh doanh loại sản phẩm hàng hóa này cần phải có giấy phép. Vì ngành nghề này cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho người sử dụng nên bạn cũng cần cân nhắc kỹ khi quyết định đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực này.

Quy định xử lý vi phạm liên quan sản xuất, kinh doanh bóng cười

Hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh N2O sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP). Cụ thể:

 – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

+ Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;

+ Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quy định về cấp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp khi có thay đổi về thông tin của cá nhân, tổ chức.

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh không đúng địa điểm, quy mô, chủng loại hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ghi trong Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hoặc tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.

Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, như sau:

– Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP và từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc nộp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 5 và khoản 6 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP.

Theo quy định hiện nay, những vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chỉ bị xử lý vi phạm hành chính chứ chưa có quy định xử lý hình sự

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Kinh doanh bóng cười có phải đăng ký kinh doanh không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; dịch vụ thám tử; hay sử dụng dịch vụ Công chứng tại nhà; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp:

Quán pub, bar có được bán bóng cười cho khách không?

Theo quy định pháp luật nêu trên thì việc kinh doanh bóng cười phải có giấy phép Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất. Bóng cười thường được sử dụng trong công nghiệp và không sử dụng trên người. Các quán bar thường tự ý bán chui cho khách mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Do đó với hành vi bán bóng cười cho khách, quán bar có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra họ còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên.

Hành vi tàng trữ bóng cười có bị xử phạt hay không?

Bóng cười không phải ma túy mà chỉ là hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (số thứ tự 120, Phụ Lục II của Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hóa chất).  Do đó việc tàng trữ bóng cười không nhằm mục đích kinh doanh sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên nếu bạn tàng trữ bóng cưới để bán lại cho người khác kiếm lời thì đây là hành vi vi phạm và bị xử phạt theo quy định.

Bóng cười có phải là chất gây nghiện hay không?

Theo quy định pháp luật thì Bóng cười không phải là một dạng chất gây nghiện và không bị cấm, tuy nhiên những ảnh hưởng thực tế của bóng cười lên người sử dụng cũng nên được chính người sử dụng cân nhắc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.