Quy định về khung phạt quá tốc độ năm 2022

26/07/2022
Quy định về khung phạt quá tốc độ năm 2022
776
Views

Xin chào Luật sư. Tôi là Quang, tôi xin được chia sẻ thắc mắc của tôi như sau: Hiện nay, tình hình người lái xe chạy quá tốc độ xảy ra phổ biến, dẫn đến những vụ tai nạn giao thông rất nguy hiểm và đặc biệt nghiêm trọng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, khung phạt quá tốc độ năm 2022 được quy định như thế nào? Người lái xe có bị tước bằng lái không ? Thời hạn giam giữ xe là bao lâu? Cảm ơn Luật sư. Mong nhận được hồi đáp.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chủ đề “Quy định về khung phạt quá tốc độ năm 2022” qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Lỗi chạy xe quá tốc độ là gì?

Quá tốc độ là việc chạy xe quá giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật khi điều khiển các phương tiện giao thông trên đường.

Tốc độ giới hạn cho phép là tốc độ điều khiển phương tiện được xác định để các tài xế lái xe ở tốc độ hợp lý, phù hợp với điều khiển giao thông và có đủ khả năng để xử lý những tình huống bất thường có thể xảy ra.

Việc lái xe quá tốc độ đồng nghĩa với việc giảm khả năng phản ứng trước những tình huống xảy ra đột ngột, từ đó tăng khả năng va chạm và thậm chí là gây ra tai nạn cho chính mình cũng như những người khác.

Chạy quá tốc độ là lỗi phổ biến mà người tham gia điều khiển phương tiện thường gặp phải. Tốc độ giới hạn cho phép được xác định để các tài xế điều khiển phương tiện ở tốc độ hợp lý, phù hợp với điều kiện giao thông, đủ khả năng xử lý nếu có gì bất thường xảy ra.

Quy định về khung phạt quá tốc độ năm 2022
Quy định về khung phạt quá tốc độ năm 2022

Quy định về khung phạt quá tốc độ năm 2022

Căn cứ Nghị định 100/2019, mức phạt đối với việc chạy xe quá tốc độ được quy định cụ thể như sau:

Mức xử phạt đối với xe ô tô

Trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ cho phép từ 5km/h đến 10km/h sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX từ 1 đến 3 tháng.

Trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ cho phép trên 20km/h đến 35km/h sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX từ 2 đến 4 tháng.

Trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ cho phép trên 35km/h sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX từ 2 đến 4 tháng.

Mức xử phạt đối với xe máy, xe mô tô

Theo Nghị định 100/2019 và Nghị định 123/2019, lỗi chạy xe quá tốc độ phạt bao nhiêu đối với trường hợp là xe máy.

Trường hợp người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ cho phép từ 5km/h đến 10 km/h sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Trường hợp người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ cho phép từ 10km/h đến 20km/h sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX từ 1 đến 3 tháng.

Trường hợp điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ cho phép trên 20km/h sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX 2 đến 4 tháng.

Mức xử phạt cụ thể đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng

Mức phạt chạy xe quá tốc độ với với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng theo như Nghị định 100/2019 như sau:

Trường hợp người điều khiển thực hiện hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Quy định về khung phạt quá tốc độ năm 2022
Quy định về khung phạt quá tốc độ năm 2022

Trường hợp người điều khiển thực hiện hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra người điều khiển phương tiện giao thông còn bị tước GPLX (đối với xe máy kéo) hoặc giấy chứng nhận đồi dưỡng kiến thức về Giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) từ 1 đến 3 tháng.

Trường hợp người điều khiển thực hiện hành vi chạy quá tốc độ quy định trên 20k/h sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra người điều khiển phương tiện giao thông còn bị tước GPLX (đối với xe máy kéo) hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức về Giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) từ 2 đến 4 tháng.

Từ những quy định trên đây có thể thấy việc xử phạt với những trường hợp chạy xe quá tốc độ thường khá cao và phụ thuộc vào từng mức vượt cụ thể.

Đồng thời trong một số trường hợp cụ thể, việc chạy xa quá tốc độ có thể bị giam giữ xe tối đa lên đến 7 ngày trước khi đưa ra quyết định xử phạt chính thức.

Tốc độ tối đa cho phép của các loại phương tiện giao thông là bao nhiêu?

Quy định về tốc độ của các phương tiện giao thông Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định cụ thể tốc độ tối đa của các loại phương tiện như sau:

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong và ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

(1) Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:

Tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: tối đa 60 km/h.

– Tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: tối đa 50 km/h.

– Riêng xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: tối đa 40 km/h.

(2) Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:

– Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:

+ Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;

– Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):

+ Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

– Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):

+ Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

– Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:

+ Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

+ Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Tốc độ tối đa của xe máy chuyên dùng, xe máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) là 40 km/h.

Tốc độ tối đa của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc là 120km/h.

Quy định về khung phạt quá tốc độ năm 2022
Quy định về khung phạt quá tốc độ năm 2022

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về khung phạt quá tốc độ năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tìm hiểu về thủ tục tặng cho nhà đất, đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chạy thấp hơn tốc độ cho phép có bị phạt không?

Nếu vượt quá hoặc chạy dưới tốc độ cho phép cũng bị xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đường có phân các làn đường ưu tiên từ tốc độ cao đến tốc độ thấp hơn khi đi trên làn đường đó phải tuân thủ tốc độ ưu tiên, nếu không phải đi sang làn đường khác (bên phải) có tốc độ ưu tiên thấp hơn. Nếu không tuân thủ tốc độ của làn đường thì sẽ bị phạt theo lỗi kể trên.
Trên đường cao tốc, nếu chạy dưới tốc độ cho phép thì sẽ bị phạt theo quy định thại điểm s, khoản 3, điều 5, nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng: “s) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép“.

Thẩm quyền xử phạt lỗi quá tốc độ?

 Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi chạy quá tốc độ được quy định như sau:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
+ Cảnh sát giao thông, cụ thể là đội trưởng đang thi hành công vụ, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt.

Các trường hợp nào chạy xe quá tốc độ nhưng không xử phạt?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông chạy quá tốc độ như sau:
Căn cứ vào mức xử phạt do vượt quá tốc độ nêu trên, có thể thấy, chỉ những trường hợp vượt quá 05 km/h thì mới bị xử phạt. Còn các trường hợp vượt chưa đến 05 km/h tuy cũng là hành vi vi phạm giao thông nhưng chưa đến mức bị xử phạt hành chính.
Như vậy, để không bị phạt tiền vì lỗi vượt quá tốc độ thì người điều khiển xe chỉ được đi quá không đến 05 km/h. Tuy nhiên, để bảo vệ mình cũng như người khác thì người tham gia giao thông nên chấp hành mọi quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.