Vừa qua xuất hiện nhiều cửa hàng siêu thị không niêm yết giá hàng hóa; lợi dụng tình hình dịch bệnh bán giá cao hơn giá niêm yết gây bức xúc trong dư luận. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
“Ngày 5/9 cho biết Cục Quản lý thị trường Ninh Thuận; vừa tiến hành kiểm tra đột xuất cửa hàng Bách Hóa Xanh Ninh Thuận số 2; chi nhánh Công ty cổ phần thương mại Bách Hóa Xanh; địa chỉ tại số 298 đường 21/8, phường Phước Mỹ, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
Qua kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường; phát hiện cửa hàng đang bày bán nhiều mặt hàng tiêu dùng; không niêm yết giá trên sản phẩm theo quy định; như gạo, bánh kẹo, bột ngọt, dầu ăn, ngũ cốc, gia vị, mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm, bột giặt, nước xả vải… nên đã lập biên bản.
Thời gian qua, nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh ở các tỉnh, thành; đã bị cơ quan chức năng xử phạt; vì hành vi liên quan đến giá bán như không niêm yết giá; bán cao hơn giá niêm yết…
Trước đó, vào ngày 12/8; lực lượng chức năng tỉnh này; cũng đã kiểm tra đột xuất cửa hàng Bách Hóa Xanh Ninh Thuận số 1; và đã xử phạt về hành vi ghi nhãn không đầy đủ theo quy định.“
Không niêm yết hàng hóa bị xử phạt ra sao?
Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; hoặc niêm yết giá không đúng quy định; không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP; (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 49/2016/NĐ-CP ).
“Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;
……….”
Như vậy hành vi không niêm yết hàng hóa có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân (đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân).
Bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa bị xử phạt ra sao?
Cửa hàng bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 và 7 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.
“Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
……………..
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.”
Như vậy hành vi bán giá cao hơn giá niêm yết hàng hóa; có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức). Ngoài ra cá nhân; tổ chức vi phạm còn bị buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết; trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Mời bạn xem thêm
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ bị xử phạt ra sao?
- Áp đặt giá bán hàng hóa bất hợp lý bị xử phạt ra sao?
- Hàng hóa hư hỏng trong lúc vận chuyển thì có được đền bù không?
- Kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn có thể bị xử phạt như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Không niêm yết hàng hóa bị xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 3, Khoản 5 và Khoản 7 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này. Khoản 5 Điều này có quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
Mức phạt tiền trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm, phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật giá 2012 thì hàng hóa được định nghĩa như sau:
Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.
Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.
Tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư 116/2018/TT-BTC quy định về chế độ báo cáo giá thị trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực từ 01/02/2019, có quy định:
Giá niêm yết là mức giá mà các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai đến khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam.