Ra đường không mang CMND/CCCD bị phạt thế nào? Người dân khi ra đường có bắt buộc phải mang CMND/CCCD theo người hay không? Nếu không mang thì sẽ bị phạt thế nào? Các quy định về vấn đề này không phải là mới tuy nhiên chúng lại không được nhiều người biết đến. Mời quý bạn đọc hãy cùng Luật Sư X tì hiểu qua bài viết: “Không mang CMND/CCCD ra đường có bị “bắt” không ?”
Căn cứ pháp lý
- Luật Căn cước công dân 2014
- Nghị định số 144/2021/NĐ-CP
- Thông tư 04/1999/TT-BCA
- Thông tư 55/2021/TT-BCA
- Thông tư 65/2020/TT-BCA
- Nghị định 05/1999/NĐ-CP
Ra đường có phải mang CMND/CCCD không?
CMND/CCCD đều là giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp chứa những thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân.
Theo quy định tại Điểm 3 Mục I Thông tư 04/1999/TT-BCA thì:
Công dân được sử dụng CMND của mình làm giấy tờ tuỳ thân trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch. Mọi công dân phải có trách nhiệm mang theo CMND và xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.
Theo đó, công dân được sử dụng CMND/CCCD của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch. Đồng thời có nghĩa vụ xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.
=> Theo quy định của pháp luật, công dân phải mang theo CMND/CCCD khi ra đường.
Trường hợp không xuất trình được CMND/CCCD khi có yêu cầu kiểm tra sẽ bị phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.
Không mang CMND/CCCD ra đường có bị “bắt” không ?
Một số trường hợp không xuất trình được CMND/CCCD khi có yêu cầu kiểm tra đã bị giữ lại; điều này khiến không ít người cho rằng không mang CMND/CCCD sẽ bị “bắt” – tạm giữ hành chính. Tuy nhiên đây là nhận định hoàn toàn không chính xác.
Chỉ có 05 trường hợp sau đây bị tạm giữ hành chính theo Điều 16 Nghị định 142/2021/NĐ-CP, cụ thể:
– Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
– Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
– Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
– Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
Như vậy, ngoài các trường hợp nêu trên; người không mang CMND/CCCD sẽ không bị tạm giữ hành chính mà công an chỉ mời về để xác minh nhân thân.
Dùng CMND/CCCD hỏng, rách, hết hạn bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ các quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014; Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, người sử dụng CMND; CCCD phải đi đổi sang CCCD gắn chip mới nếu thuộc một trong các trường hợp:
– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi đối với người sử dụng CCCD;
– CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA);
– CMND/CCCD bị hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng;
– Xác định lại giới tính, quê quán;
– Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD/CMND;
– Bị mất thẻ CCCD/CMND;
– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Người sử dụng CMND/CCCD thuộc một trong các trường hợp trên đều sẽ phải làm lại thẻ CCCD gắn chip mới để sử dụng. Nếu không đổi có thể sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021; mức phạt áp dụng với các vi phạm trên là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
Ngoài ra, Nghị định 144 còn quy định một số mức phạt khác liên quan đến việc sử dụng CMND/CCCD như sau:
Phạt 01-02 triệu đồng đối với trường hợp tẩy xóa; cố ý làm hỏng CMND/CCCD
Trường hợp nào phải xuất trình giấy CMND/CCCD
Công an kiểm tra CMND của người dân trong trường hợp nào?
Công an được quyền kiểm tra CMND của người dân trong các trường hợp:
- Khi công an đang thực hiện việc kiểm tra cư trú theo quy định tại điều 24, 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA
- Khi công an xã bắt quả tang người dân thực hiện hành vi phạm tội theo điều 9 Pháp lệnh công an xã 2008
- Khi CSGT thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra xử lý vi phạm; bảo đảm an toàn giao thông theo quy định tại điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA
- Khi thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính; hoặc khi kiểm tra hành chính tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện như karaoke, massage…
Thẻ CMND/CCCD mẫu cũ còn hạn sử dụng có bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp không?
Đối với CMND
Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Đổi, cấp lại CMND
1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi CMND :
a) CMND hết thời hạn sử dụng;
b) CMND hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2- Trường hợp bị mất CMND thì phải làm thủ tục cấp lại.”
Như vậy, công dân dân nếu thuộc 05 trường hợp phải đổi và 1 trường hợp phải đề nghị cấp lại. Còn lại thì có thể sử dụng cho đến khi CMND hết hạn mới cần đổi.
Đối với CCCD:
Thẻ CCCD được đổi trong các trường hợp sau đây:
+ Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
+ Xác định lại giới tính, quê quán;
+ Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại;
+ Khi công dân có yêu cầu.
– Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
+ Bị mất thẻ CCCD;
+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam. Như vậy, công dân thuộc những trường hợp trên mới bắt buộc đổi sang thẻ CCCD gắn chíp. Còn lại, nếu không thuộc trường hợp trên và còn hạn sử dụng thì có thể sử dụng cho đến khi hết hạn
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Không mang CMND/CCCD ra đường có bị “bắt” không ? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Hóa đơn vẫn để VAT 10% thì sẽ bị xử lý thế nào?
- Đi nghĩa vụ quân sự thì có được quay TikTok không ?
- Gom hàng và thổi giá kit xét nghiệm Covid có thể bị phạt đến 10 triệu đồng
- Mất CCCD gắn chíp bây giờ đi làm lại kiểu gì?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13): CMND có giá trị sử dụng 15 năm.
Đối với thẻ CCCD, thời hạn sử dụng sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc sau:
– Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Hiện nay, mã QR được in ở mặt trước, phía góc phải trên cùng của thẻ CCCD gắn chip cũng có chứa thông tin số CMND cũ (9 số) khi dùng điện thoại thông minh quét mã.
Vì vậy, hầu hết các trường hợp đổi CMND sang CCCD gắn chip không cần xin xác nhận số CMND (tại nhiều địa phương, Công an chỉ cấp Giấy này khi có yêu cầu).