Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền 2022?

22/07/2022
Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
463
Views

Việt Nam là nước được biết đến với tỷ lệ xe máy tham gia giao thông đông đúc và tấp nập. Khi tham gia giao thông, di chuyển bằng xe máy có nhiều yêu cầu như về bằng lái xe, điều kiện về độ tuổi cũng như sức khỏe. Đặc biệt một điều quan trọng không thể thiếu đó là việc đội mũ bảo hiểm. Vậy “Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền năm 2022?” Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý

Người điều khiển xe máy có phải đội mũ bảo hiểm?

– Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

  • Chở người bệnh đi cấp cứu;
  • Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
  • Trẻ em dưới 14 tuổi.

– Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

– Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

  • Đi xe dàn hàng ngang;
  • Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  • Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
  • Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
  • Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

– Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

  • Mang, vác vật cồng kềnh;
  • Sử dụng ô;
  • Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
  • Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
  • Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Như vậy người điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác

– Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.

– Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

– Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.

– Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

Các hoạt động khác trên đường bộ gồm những hoạt động nào?

– Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau đây:

  • Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
  • Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội.

– Không được thực hiện các hành vi sau đây:

  • Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
  • Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
  • Thả rông súc vật trên đường bộ;
  • Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
  • Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
  • Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
  • Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
  • Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
  • Hành vi khác gây cản trở giao thông.
Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền năm 2022?

Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền năm 2022?

Hiện nay mức xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông năm 2022 sẽ tuân theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền năm 2022?. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về hoạt động giao thông đường bộ nói chung và điều khiển phương tiện xe máy nói riêng. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Quy chế xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm năm 2022 được quy định tại văn bản nào?

Quy chế xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm năm 2022 được quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm trên xe máy thì có bị phạt?

Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm trên xe máy cũng sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.

Trẻ em dưới 06 tuổi có phải đội mũ bảo hiểm không?

Trẻ em dưới 06 tuổi không phải đội mũ bảo hiểm. Theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau: “o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật”.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.