Không đặt đèn đỏ vào ban đêm tại hai đầu đoạn đường thi công

25/12/2021
772
Views

Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc rất mong được giải đáp. Chuyện là gần nhà tôi có một đoạn đường đang được thi công. Tuy nhiên, ban đêm lại không có ai đặt đèn đỏ để báo hiệu. Vậy hành vi không đặt đèn đỏ vào ban đêm tại hai đầu đoạn đường thi công có bị xử phạt hay không? Nếu có thì mức phạt như thế nào? Rất mong được Luật sư phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Cơ sở pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Đặt đèn đỏ vào ban đêm tại hai đầu đoạn đường thi công

Đối với những đoạn đường thi công, cần đặt đèn đỏ vào ban đêm tại hại đầu đoạn đường thi công. Điều này cảnh báo cho nhưng người đi đường và mọi người để đảm bảo an toàn. Đồng thời đảm bảo cho công trình đang được thi công đó.

Việc không đặt đèn đỏ vào ban đêm tại hại đầu đoạn đường thi công sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Không đặt đèn đỏ vào ban đêm tại hai đầu đoạn đường thi công bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thi công trên đường bộ đang khai thác có bố trí biển báo hiệu, cọc tiêu di động, rào chắn nhưng không đầy đủ theo quy định; không đặt đèn đỏ vào ban đêm tại hai đầu đoạn đường thi công;

b) Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không có Giấy phép thi công hoặc không có văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Như vậy mức phạt chia cho hai chủ thể.

Đối với cá nhân có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Đối với tổ chức có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng, tức gấp đôi cá nhân.

Để vật liệu ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông.

Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn phải khắc phục hậu quả bằng biện pháp sau Buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định.

Xả nước thải xây dựng từ các công trình ra đường bị phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

  1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố;

Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu?

Những chủ thể khi nộp phạt vi phạm hành chính có thể chọn một trong các cách sau đây:

Nộp online (đối với quy định xử phạt vi phạm giao thông) thông qua website Cổng dịch vụ Công quốc gia https://dichvucong.gov.vn/.

Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại. Nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.

Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt (Đối với trường hợp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản.

Có thể nộp phạt vi phạm hành chính nhiều lần được không?

Căn cứ theo Nghị đinh 81/2013/NĐ-CP, trường hợp cá nhân đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 76 và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Các bước nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến

Sau khi đủ căn cứ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan Công an sẽ đưa thông tin Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đưa lên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Các thông tin sẽ được Cổng dịch vụ công Quốc gia chuyển đến người vi phạm qua tin nhắn điện thoại.

Tiếp theo người vi phạm thực hiện các bước:

  • Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công Quốc gia theo địa chỉ: dichvucong.gov.vn
  • Bước 2: Tra cứu theo số Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (theo tin nhắn do Cổng dịch vụ công Quốc gia đã gửi vào số điện thoại của người vi phạm)
  • Bước 3: Nhập số quyết định và mã bảo mật theo hướng dẫn hiển thị trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
  • Bước 4: Chọn hình thức nhận lại giấy tờ

Chậm nộp phạt giao thông bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Người chậm nộp phạt vi phạm giao thông; sẽ phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về bài viết Không đặt đèn đỏ vào ban đêm tại hai đầu đoạn đường thi công. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Dải phân cách là gì?

Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ

1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.