Tôi phát hiện vợ ngoại tình với đồng nghiệp ở công ty nhưng tôi bỏ qua mọi lỗi lầm để cả hai sống có trách nhiệm với con. Tuy nhiên vợ vẫn đòi ly hôn. Khi vợ ngoại tình đòi ly hôn có nên giành quyền nuôi con? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Ly hôn là gì?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ; chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng; vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
Theo quy định tài điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
1. Vợ, chồng hoặc cá hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tình thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn đơn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Pháp luật hôn nhân gia đình luôn luôn bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em, người chồng phải có trách nhiệm chăm sóc vợ trong thời kỳ vợ mang thai hoặc nuôi con nhỏ nên người chồng không có quyền yêu cầu nộp đơn đơn phương ly hôn trong trường hợp này, Tòa có quyền không thụ lý.
Tuy nhiên, nếu người vợ muốn ly hôn đơn phương ly hôn chồng hoặc cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn và yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.
Khi vợ ngoại tình đòi ly hôn có nên giành quyền nuôi con?
Theo khoản 2 điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được về việc nuôi con (ai cũng muốn giành quyền nuôi con) thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Các quyền lợi của con được xét đến như sau:
– Về kinh tế: Cha hay mẹ có điều kiện kinh tế tốt hơn để chăm sóc con (công ăn việc làm, thu nhập hàng tháng, tài sản riêng…).
– Về sức khỏe: Cha hay mẹ có điều kiện sức khỏe tốt hơn để nuôi con (bệnh tật hay khỏe mạnh, tâm thần có bình thường hay không…).
– Về tinh thần: Cha hay mẹ có điều kiện tốt hơn về thời gian bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (ví dụ: quan tâm con hay bỏ bê con đi chơi…).
Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn
Căn cứ khoản 3; điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi vợ chồng ly hôn:
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi; trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp lợi ích của con”.
Về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng nhằm đảm bảo sự phát triển đầy đủ về mọi mặt thể chất; tinh thần; tình cảm của em. Người chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng một khoản tiền để hỗ trợ vợ nuôi con nhỏ
Nhưng; nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom; chăm sóc, nuôi dưỡng con thì việc nuôi con sẽ được Tòa xem xét cân nhắc lựa chọn phương án phù hợp lợi ích cho con.
Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn
Về nguyên tắc quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn sẽ do hai vợ chồng tự thỏa thuận; cả cha và mẹ đều có quyền bình đẳng trong việc giành quyền nuôi con; nếu hai vợ chồng thỏa thuận được với nhau thì tòa án sẽ ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên về việc nuôi con vào quyết định ly hôn.
Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được và hòa giải không thành thì nếu có yêu cầu tòa giải quyết thì tòa sẽ phân định theo quy định của pháp luật.
Cha và mẹ có quyền giành quyền nuôi con thông qua việc chứng minh được ai sẽ là người có đủ điều kiện vật chất và tinh thân để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của đứa trẻ. Các yếu tố về vật chất như: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế; tài sản…..Các yếu tố về tinh thần; Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; điều kiện cho con vui chơi giải trí; trình độ học vấn…..Bên nào đưa ra được những căn cứ thuyết phục hơn sẽ được Tòa án xem xét giải quyết và trao quyền nuôi con.
Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn
Tương tự như trường hợp con trên 3 tuổi; đầu tiên cha mẹ có thể thỏa thuận ai sẽ nuôi con.
Nếu không có thỏa thuận cha mẹ sẽ giành quyền nuôi con thông qua chứng minh điều kiện của mình trước tòa. AI có điều kiện tốt hơn, đầy đủ hơn; đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con sẽ có ưu thế hơn.
Tuy nhiên, đối với bé trên 7 tuổi Tòa sẽ xem xét cả nguyện vọng của con để đưa ra phán quyết về việc quyền nuôi con. Do bé lúc này đã có nhận thức ở múc độ nhất định lên lựa chọn của bé là hết sức quan trọng và được tòa đánh giá cao.
Tòa sẽ tổng hợp cả điều kiện của cá nhân vợ hoặc chồng và nguyện vọng của con để đưa ra quyết định trao quyền nuôi con cho ai.
Mời bạn xem thêm:
- Hack hệ thống của Bộ giáo dục để sửa điểm thi đại học bị xử lý thế nào?
- Nhận xét năng lực phẩm chất học sinh tiểu học theo quy định mới nhất
- Học sinh đánh nhau ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Khi vợ ngoại tình đòi ly hôn có nên giành quyền nuôi con?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu sử dụng về các giấy tờ hành chính, tư vấn luật, thủ tục tạm ngưng công ty ,….của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102
Bạn cũng có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Nhờ tổ trưởng dân phố chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc; có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở.
2. Đến trường làm đơn xác nhận, xin sao chụp hồ sơ học bạ, sổ liên lạc… để minh chứng sức khỏe, hạnh kiểm và học lực của con
3. Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành; vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung
Khi ly hôn, Tòa án giải quyết tranh chấp về giành quyền nuôi con khi ly hôn; sẽ dựa vào quyền lợi, sự phát triển về mọi mặt của con để quyết định ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, quyền nuôi con có thể được thay đổi sau ly hôn nếu:
Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.