Khấu hao quyền sử dụng đất là gì?

24/10/2022
Khấu hao quyền sử dụng đất như thế nào?
333
Views

Đất đai là tài sản có giá trị và ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhiều hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Khấu hao quyền sử dụng đất là hình thức phổ biến trong lĩnh vực đất đai. Bởi nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta. Với giá trị cao và tính pháp lý chặt chẽ của quyền sử dụng đất thì việc khấu hao quyền này có nhiều thủ tục và nhiều vấn đề liên quan. Vậy Khấu hao quyền sử dụng đất như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 45/2013/TT-BTC.

Quyền sử dụng đất là gì

Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác các thuộc tính của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước chủ quyền.

Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ, đất đai là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nhà nước quản lý đất đai thông qua các quyết định trao quyền sử dụng dưới nhiều hình thức cho các đối tượng nhận quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, người sử dụng đất được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.

Tuy Luật Đất đai quy định quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, nhưng thực chất quyền sử dụng đất cũng bao gồm quyền sở hữu đất đai một cách hợp pháp. Nhà nước không chỉ trao quyền sử dụng mà còn trao quyền định đoạt  cho người sử dụng thông qua các hình thức giao dịch đa dạng như: chuyển nhượng, thừa kế, góp vồn, tặng cho, thừa kế, hoặc từ bỏ quyền sử dụng (trả lại cho Nhà nước).

Khấu hao là gì

Khấu hao là một thuật ngữ trong ngành kế toán, tiếng Anh gọi là Depreciation. Chúng được hiểu là giá trị quy đổi thành tiền tệ của một tài sản mà giá trị đó được tính trên sự hao mòn của tài sản sau một thời gian sử dụng. 

Bên cạnh đó chi phí được quy đổi thành tiền nói trên sẽ làm giảm giá trị của tài sản ghi trong bảng cân đối tài sản kế toán. Sẽ tiếp tục giảm cho giá trị của tài sản bằng 0 hoặc trở nên không đáng kể.

Khấu hao quyền sử dụng đất như thế nào?

Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC, một tài sản cố định của doanh nghiệp, cụ thể là quyền sử dụng đất thỏa mãn là tài sản cố định vô hình khi đáp ứng những điều kiện sau:

“Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

– Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành Tài sản cố định hữu hình được coi là tài sản cố định vô hình.”

* Quyền sử dụng đất được ghi nhận là tài sản cố định vô hình, bao gồm:

Quyền sử dụng đất được ghi nhận là Tài sản cố định vô hình bao gồm:

– Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn).

– Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai cũ năm 2003 (01/07/2004) mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm đồng thời thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.

Quyền sử dụng đất khi đáp ứng đủ điều kiện là tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp, nhưng lại chưa chắc đã được trích khấu hao, cụ thể Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 45/2013-TT/BTC nêu rõ các Tài sản cố định không được trích khấu hao.

Cụ thể như sau:

“Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

– TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

– TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.

– TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

– TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

– TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

– TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

– TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp”.

=> Như vậy: Căn cứ theo quy định nêu trên thì trích khấu hao đối với giá trị quyền sử dụng đất này.

Khấu hao quyền sử dụng đất như thế nào?
Khấu hao quyền sử dụng đất như thế nào?

Những tài sản của doanh nghiệp không được được trích khấu hao

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định tất cả các tài sản hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những loại tài sản cố định sau đây:

– Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất.

– Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

– Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

– Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

– Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

– Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Khấu hao quyền sử dụng đất như thế nào?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang có ý định ly hôn và không biết việc chia nhà đất sau ly hôn, khung giá đền bù đất đai sẽ như thế nào hoặc để được giải đáp các thắc mắc về thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng nhất, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm

+ Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn).
+ Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp bao gồm ?

Quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư này, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Thời hạn trích khấu hao

Căn cứ theo khung thời gian trích khấu hao các loại Tài sản cố định được ban hành cùng vớiThông tư 45/2013/TT-BTC  đã được chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết trước đây, Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đủ điều kiện trích khấu hao có thời gian trích khấu hao tối thiểu từ 2 năm đến tối đa 20 năm. Đối với Tài sản cố định vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.
Cụ thể: tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn trong vòng 18 năm, doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao theo các phương pháp khấu hao thông thường với thời hạn trích tương ứng với thời gian sử dụng đất, trên đây là 18 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.