Khám bệnh không có bảo hiểm y tế bao nhiêu tiền?

15/06/2023
Khám bệnh không có bảo hiểm y tế bao nhiêu tiền?
310
Views

Bảo hiểm y tế được biết đến là một loại hình bảo hiểm thuộc về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, theo đó mà khi tham gia bảo hiểm y tế người sử dụng thẻ khi khám chữa bệnh sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị và phục hồi sức khỏe… khi không may xảy ra ôm đau, tai nạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều tham gia bảo hiểm y tế, nhiều thắc mắc rằng khi khám bệnh không có bảo hiểm y tế bao nhiêu tiền? Quy định hướng dẫn thực hiện giá khám chữa bệnh như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết sau về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định về bảo hiểm y tế như thế nào?

Bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lí nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cả cộng đồng xã hội, phục vụ mục đích chăm lo sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 (Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014): Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.

Bảo hiểm y tế thực chất là một nội dung của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế có hai loại hình: bắt buộc và tự nguyện. Bảo hiểm y tế áp dụng bắt buộc đối với các đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức tại chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội có hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp trong nước có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam.

Quy định hướng dẫn thực hiện giá khám chữa bệnh như thế nào?

Bảo hiểm y tế mang lại công bằng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người đặc biệt là người nghèo, người cận nghèo và đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ người cận nghèo tham gia Bảo hiểm y tế là góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, khi không tham gia bảo hiểm y tế thì vấn đề được quan tâm nhiều đến đó chính là chi phí đi khám chữa bệnh lúc đó là bao nhiêu và có quy định hướng dẫn thực hiện giá khám chữa bệnh hay không?

Tại Điều 5 Thông tư 37/2018/TT-BYT hướng dẫn thực hiện giá khám bệnh như sau:

Số lần và giá khám bệnh trong một số trường hợp được xác định như sau:

– Trường hợp người bệnh đến khám bệnh tại khoa khám bệnh sau đó được chỉ định vào điều trị nội trú theo yêu cầu chuyên môn thì việc thanh toán tiền khám bệnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 37/2018/TT-BYT.

Trường hợp không đăng ký khám bệnh tại khoa khám bệnh nhưng đến khám và vào điều trị nội trú tại các khoa lâm sàng theo yêu cầu chuyên môn thì không thanh toán tiền khám bệnh.

Khám bệnh không có bảo hiểm y tế bao nhiêu tiền?

– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức các phòng khám chuyên khoa tại khoa lâm sàng, người bệnh đăng ký khám bệnh tại khoa khám bệnh và khám tại các phòng khám chuyên khoa của khoa lâm sàng thì được tính như khám bệnh tại khoa khám bệnh.

Việc tính chi phí và số lần khám bệnh trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 37/2018/TT-BYT.

– Trong cùng một lần đến khám bệnh tại cùng một cơ sở y tế (có thể trong cùng một ngày hoặc do điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn nên chưa hoàn thành được quá trình khám bệnh trong ngày đầu tiên, phải tiếp tục khám trong ngày tiếp theo), người bệnh sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa khác thì:

Từ lần khám thứ 02 trở đi chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh không quá 2 lần mức giá của 1 lần khám bệnh.

– Người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở y tế, đã được khám, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó thấy có biểu hiện bất thường, quay trở lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám thì:

Lần khám này được coi như là lần khám thứ 02 trở đi trong một ngày. Việc thanh toán thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 37/2018/TT-BYT

Khám bệnh không có bảo hiểm y tế bao nhiêu tiền?

Bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để mọi người giúp nhau chia sẻ rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật. Đóng tiền mua thẻ bảo hiểm y tế là cách đóng góp khi lành, để dành khi ốm. Vậy khi khám bệnh không có bảo hiểm y tế sẽ phải đóng bao nhiêu tiền?

Tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 37/2018/TT-BYT quy định về mức giá tối đa khi thực hiện khám chữa bệnh không dùng bảo hiểm y tế như sau:

Số TTCác loại dịch vụBệnh viện hạng Đặc biệtBệnh viện hạng IBệnh viện hạng IIBệnh viện hạng IIIBệnh viện hạng IV
AB12345
1Ngày điều trị Hồi sức tích cực (ICU)/ghép tạng hoặc ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc782.000705.000602.000  
2Ngày giường bệnh Hồi sức cấp cứu458.000427.000325.000282.000251.500
3Ngày giường bệnh Nội khoa:     
3.1Loại 1: Các khoa: Truyền nhiễm, Hô hấp, Huyết học, Ung thư, Tim mạch, Tâm thần, Thần kinh, Lão, Nhi, Tiêu hoá, Thận học; Nội tiết; Dị ứng (đối với bệnh nhân dị ứng thuốc nặng: Stevens Jonhson hoặc Lyell)242.200226.500187.100171.100152.700
 Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 242.200   
3.2Loại 2: Các Khoa: Cơ-Xương-Khớp, Da liễu, Dị ứng, Tai-Mũi-Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, Ngoại, Phụ -Sản không mổ; YHDT hoặc PHCN cho nhóm người bệnh tổn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não.219.700203.600160.000149.100132.700
 Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 219.700   
3.3Loại 3: Các khoa:  YHDT, Phục hồi chức năng185.100171.400130.600121.100112.000
4Ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng:      
4.1Loại 1: Sau các phẫu thuật loại đặc biệt; Bỏng độ 3-4 trên 70% diện tích cơ thể336.700303.800256.300  
 Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 336.700   
4.2Loại 2: Sau các phẫu thuật loại 1; Bỏng độ 3-4 từ 25 -70% diện tích cơ thể300.500276.500223.800198.300178.300
 Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 300.500   
4.3Loại 3: Sau các phẫu thuật loại 2; Bỏng độ 2 trên 30% diện tích cơ thể, Bỏng độ 3-4 dưới 25% diện tích cơ thể260.900241.700199.200175.600155.300
 Các khoa trên thuộc Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 260.900   
4.4Loại 4: Sau các phẫu thuật loại 3; Bỏng độ 1, độ 2 dưới 30% diện tích cơ thể234.800216.500170.800148.600134.700
5Ngày giường trạm y tế xã56.000
6Ngày giường bệnh ban ngàyĐược tính bằng 0,3 lần giá ngày giường của các khoa và loại phòng tương ứng.
   Ghi chú: Giá ngày giường điều trị nội trú chưa bao gồm chi phí máy thở và  khí y tế.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Khám bệnh không có bảo hiểm y tế bao nhiêu tiền?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về phí sang tên sổ đỏ bao nhiêu tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hình thức nào?

Theo quy định, từ ngày 01/01/2016 trở đi, người dân đủ điều kiện muốn mua bảo hiểm y tế tự nguyện bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình bao gồm tất cả các thành viên có mặt trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình, trừ thành viên đang tham gia đóng BHYT bắt buộc.

Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu?

Bảo hiểm y tế cá nhân được mua tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; đơn vị sự nghiệp; tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và tổ chức kinh tế.
Một số đại lý thu phổ biến hiện nay là UBND xã, phường, thị trấn; các điểm, đại lý bưu điện; Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ (ở một số nơi).

Mua BHYT, sau bao lâu thì được cấp thẻ?

Về vấn đề này, khoản 1 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ:
Điều 30. Cấp thẻ BHYT
1. Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Theo đó, người tham gia BHYT sẽ được cấp thẻ trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ. Đặc biệt, với người hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian cấp thẻ BHYT mới là không quá 02 ngày.
Do vậy, để được giải quyết nhanh chóng, người dân, cơ quan quan tiếp nhận hồ sơ (không phải cơ quan BHXH) phải nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Comments are closed.