Khách sạn “chặt chém” khách du lịch có bị phạt không?

29/09/2021
Khách sạn chặt chém khách du lịch bị phạt
747
Views

Ngành du lịch là ngành dịch vụ có nguồn thu vô cùng lớn. Việc kinh doanh các nhà hàng, khách sạn vốn luôn là niềm mơ ước của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn xảy ra tình trạng chặt chém khách du lịch, bán giá cao hơn bình thường để thu lợi bất chính. Vậy khách sạn chặt chém khách du lịch bị phạt không? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi có tổ chức một tour du lịch gia đình tại Vĩnh Phúc. Đến nơi cũng là đêm, chúng tôi chọn một khách sạn giá rẻ gần đó để nghỉ ngơi. Tôi thấy giá niêm yết là 300.000 đồng một đêm. Nhưng sáng hôm sau khi trả phòng, chủ khách sạn đòi tôi phải trả 1 triệu đồng. Để tránh mất thời gian tôi cũng nhanh chóng thanh toán và có chút xô xát. Vậy cho tôi hỏi khách sạn chặt chém khách du lịch có bị phạt không? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Điều kiện kinh doanh khách sạn

Điều kiện kinh doanh khách sạn bao gồm:

  • Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Để kinh doanh khách sạn, trước hết phải thành lập doanh nghiệp. Khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp, chủ khách sạn phải thực hiện đăng ký mã ngành nghề phù hợp. Bên cạnh đó, phải đảm bảo các điều kiện về an toàn, như có xin Giấy đạt đủ điều kiện an ninh, trật tự; Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy; Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, khách sạn phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất như có đủ phòng ốc, có bãi để xe…

Nghĩa vụ của khách sạn

Chủ khách sạn phải đảm bảo thực hiện những nghĩa vụ sau:

  • Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
  • Niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội quy của cơ sở lưu trú du lịch;
  • Bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật;
  • Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
  • Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy chủ khách sạn có những nghĩa vụ như đảm bảo duy trì điều kiện kinh doanh; niêm yết nội quy của khách sạn, giá dịch vụ công khai; bồi thường cho khách hàng khi có xảy ra rủi ro, sự cố; hoặc khi có sự thay đổi về hoạt động của khách sạn thì phải thực hiện thông báo; báo cáo, kế toán doanh thu đúng pháp luật.

Mời bạn đọc xem thêm:

Khách sạn chặt chém khách du lịch bị phạt

Chắc hẳn ai cũng từng biết đến những vụ việc mà khách sạn “chặt chém” khách du lịch nước ngoài. Chặt chém ở đây được hiểu là bắt khách du lịch phải trả chi phí dịch vụ cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của dịch vụ. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân. Có thể do khách nước ngoài không nắm bắt được giá cả dịch vụ được niêm yết khiến cho chủ khách sạn nhân cơ hội khai khống giá. Hoặc do chủ khách sạn đã không công khai niêm yết giá dịch vụ. Điều này gây ra ấn tượng xấu đối với du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế; và cần phải loại bỏ.

Thông qua phân tích trên, có thể thấy chặt chém khách du lịch là hành vi vi phạm pháp luật. Mà đã là hành vi vi phạm pháp luật thì phải chịu sự trừng phạt. Cụ thể theo Nghị định 45/2019/NĐ-CP:

Điều 10. Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.

Như vậy, hành vi khách sạn chặt chém khách du lịch có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức sẽ gấp đôi mức quy định. Mặc dù vậy, có lẽ số tiền này là quá ít so với lợi nhuận bất chính mà hành vi này thu lại.

Câu hỏi thường gặp

Khách sạn không niêm yết giá công khai có bị phạt không?

Câu trả lời là có. Khách sạn không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Khách sạn chặt chém khách du lịch có phải nộp lại khoản tiền bất chính thu được không?

Câu trả lời là có. Sau khi chặt chém khách du lịch, Khách sạn bắt buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi bất hợp pháp của mình.

Khách sạn chặt chém khách du lịch có bị đình chỉ hoạt động không ?

Câu trả lời là không. Đối với hành vi bán không đúng giá niêm yết, chủ khách sạn sẽ chỉ phải chịu hình phạt phạt tiền và buộc nộp lại nguồn lợi thu được; không thuộc trường hợp bị đình chỉ hoạt động.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về việc Khách sạn chặt chém khách du lịch bị phạt không. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời