Kết hôn được xuất phát từ mong muốn của hai bên nam, nữ; dựa trên cơ sở là tình yêu; sự thấu hiểu và khi đã đáp ứng các điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên; không phải cuộc hôn nhân nào cũng được diễn ra nhằm hướng tới mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc; mà mong muốn hướng đến một lợi ích cá nhân khác; và điều này là trái với quy định của luật. Vậy kết hôn giả tạo để có quốc tịch nước ngoài bị xử lý thế nào? Hãy cùng chúng tối làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mục đích của hôn nhân là gì?
Khoản 1, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; quy định “hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”. Như vậy; cuộc sống hôn nhân vợ chồng được bắt đầu tính từ thời điểm hai người tiến hành kết hôn theo quy định của luật.
Hôn nhân được xây dựng dựa trên sự tự nguyện của một nam một nữ khi đã đáp ứng đủ điều kiện kết hôn; cuộc sống hôn nhân được duy trì trên sự tôn trọng lẫn nhau; cùng nhau xây dựng cuộc sống gia đình hòa bình; ấm no; hạnh phúc.
Do vậy; mục đích cuối cùng mà một cuộc hôn nhân thật sự hướng tới là xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, bền vững. Mọi người trong gia đình thương yêu, tương trợ, giúp đỡ nhau; cùng xây dựng và phát triển kinh tế và nuôi dưỡng các con.
Kết hôn giả tạo được hiểu thế nào?
Như đã biết kết hôn là việc mà nam nữ thiết lập quan hệ vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014; khi đã đáp ứng đủ điều kiện đăng ký kết hôn.
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”
Như vậy; việc kết hôn giả tạo được tiến hành như việc kết hôn thông thường, đáp ứng các yêu cầu của việc kết hôn theo quy định của luật và đúng với các thủ tục. Tuy nhiên; mục đích của việc kết hôn không phải để xây dựng cuộc sống gia đình; sinh con đẻ cái và nuôi dạy các con; mà nhằm thực hiện mục đích khác như nhập cảnh, có quốc tịch nước ngoài;….
Kết hôn giả tạo để có quốc tịch nước ngoài bị xử lý thế nào?
Như đã biết việc kết hôn giả tạo để có quốc tịch nước ngoài là hành vi vi phạm pháp luật; việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau; hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích. Do đó; là hành vi trái luật thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật; cụ thể như sau:
Xử lý hành chính
Tùy vào mỗi mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý khác nhau; theo đó với hành vi lợi dụng kết hôn để có quốc tịch nước ngoài sẽ bị xử lý hành chính theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dung kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, nhập quốc tịch nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm xây dựng gia đình.
Như vậy; với hành vi kết hôn giả tạo để có quốc tịch nước ngoài thì người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt cao nhất lên đến 20 triệu đồng.
Xử lý kỷ luật
Dù là bất kì ai khi có hành vi vi phạm luật thì đều sẽ bị xử lý theo đúng quy định. Do đó; mà cán bộ, công chức, viên chức cũng không ngoại lệ. Theo đó; căn cứ vào Nghị định 112/2020/NĐ-CP; công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình cụ thể là hành vi kết hôn giả tạo thì sẽ bị xử lý kỷ luật; cụ thể như sau:
- Tùy vào mức độ mà công chức sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương hay giáng chức
- Đối với viên chức cũng tùy vào mỗi mức độ khác nhau mà bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Như vậy; sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp từ mức độ nhẹ nhất là khiển trách đến mức nặng nhất là buộc thôi việc.
Trong trường hợp người có hành vi vi phạm là Đảng viên thì sẽ bị khai trừ khỏi Đảng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 24 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017.
Mời bạn đọc xem thêm
- Cán bộ, công chức ngoại tình có phải vi phạm pháp luật không?
- Ngoại tình với người khác bị xử phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Kết hôn giả tạo để có quốc tịch nước ngoài bị xử lý thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Để chứng minh có kết hôn giả tạo có thể căn cứ vào:
– Hợp đồng giao kết về nội dung kết hôn giả tạo giữa các bên;
– Tin nhắn nói chuyện của các bên về nội dung kết hôn giả tạo;
– Người có hành vi kết hôn giả tạo đã tự mình thừa nhận hành vi;
– Nhân chứng biết về bản chất kết hôn giả tạo của cặp vợ chồng này.
Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn: Kết hôn giả tạo; cưỡng ép kết hôn; lừa dối kết hôn; cản trở kết hôn;….
– Pháp luật không thừa nhận hôn nhân đồng giới.
Hồ sơ yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:
– Đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;
– Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ, tài liệu khác chứng minh đã đăng ký kết hôn, chứng cứ chứng minh việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ thì gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền; sau khi tiếp nhận hồ sơ và chứng cứ thì tòa sẽ xem xét để giải quyết hủy kết hôn trái với luật.