Hủy hôn hai bên có đòi lại được sính lễ?

25/10/2021
Hủy hôn hai bên có đòi lại được sính lễ không? Đòi lại sính lễ được hiểu như thế nào? Nam nữ sống chung như vợ chồng có hậu quả như thế nào?
800
Views

Đòi lại sính lễ khi hủy hôn được hiểu như thế nào? Hủy hôn hai bên có đòi lại được sính lễ? Nam nữ sống chung như vợ chồng có hậu quả gì?

Hiện nay; có không ít trường hợp hủy bỏ hôn ước mặc dù đã làm lễ ăn hỏi kéo theo đó là tình trạng tranh chấp về đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn. Trường hợp hai bên thống nhất được về việc đòi và trả lại sính lễ; câu chuyện này sẽ dừng lại. Nhưng nếu bên nhà trai muốn đòi nhưng bên nhà gái không muốn trả; sẽ dẫn đến tranh chấp giữa hai bên. Vậy Hủy hôn hai bên có đòi lại được sính lễ không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Đòi lại sính lễ khi hủy hôn được hiểu như thế nào?

 Lễ ăn hỏi hay còn được biết đến là lễ đính hôn – đây là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ đàng trai và đàng gái. Trong ngày lễ ăn hỏi; nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái xin hỏi cưới và việc mang sính lễ cũng được coi là một nét đẹp trong truyền thống của người Việt Nam ta. Đồng thời, việc trao sính lễ cũng thể hiện thành ý của bên nhà trai với họ nhà gái. Có thể nói nghi thức lễ ăn hỏi có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho khởi đầu mới.

Như vậy; đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn được hiểu là việc nhà trai đòi lại số lễ vật bao gồm tiền; vàng; lễ vật…. đã trao cho bên nhà gái tại lễ ăn hỏi khi hôn lễ không được tiến hành.

Hủy hôn hai bên có đòi lại được sính lễ?

Xét ở góc độ văn hóa; việc trao nhận sính lễ trước khi tổ chức đám cưới là một hình thức; phong tục, tập quán và là một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Việt Nam nói riêng; và ở một số nước trên thế giới nói chung. Việc trao; nhận sính lễ được xuất phát từ sự thiện chí của hai bên đối với đám cưới; và đây gần như là nghi thức hiển nhiên có tại Việt Nam.

     Tuy nhiên; ở góc độ pháp lý; việc trao và nhận sính lễ giữa nhà trai và nhà gái là một hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản. Theo đó; giá trị của sính lễ sẽ do hai bên thỏa thuận hoặc do bên nhà trai tự quyết định. Theo quy định của pháp luật, có hai dạng hợp đồng tặng cho gồm:

– Hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện.

– Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

Trường hợp việc trao nhận sính lễ là hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện:

Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản như sau:

Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù; bên được tặng cho đồng ý nhận.

 Cũng theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015; hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, trong trường hợp khi trao sính lễ, hai bên gia đình không có thỏa thuận gì khác, việc mang sính lễ là do gia đình nhà trai hoàn toàn tự nguyện thì số sính lễ đã thuộc quyền sở hữu của nhà gái kể từ thời điểm hai bên thực hiện nghi thức trao sính lễ và bên nhà gái đồng ý nhận. Do đó, trong trường hợp này, gia đình nhà trai không thể đòi lại sính lễ khi bị hủy hôn.

Trường hợp việc trao nhận sính lễ là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện:

Pháp luật quy định về tặng cho tài sản có điều kiện như sau:

Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện

1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho; nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản; thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Theo đó; đối với những trường hợp tặng cho tài sản có điều kiện mà điều đó không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội thì bên được tặng cho cần thực hiện một nghĩa vụ nào đó trước hoặc sau khi nhận tài sản do bên tặng cho đặt ra. 

    Ngày nay; để tránh tình trạng nhận sính lễ sau đó hủy hôn; có không ít trường hợp bên nhà trai trước khi trao sính lễ đã đặt ra điều kiện nếu hôn lễ không được tiến hành; hai bên không đăng ký kết hôn thì bên nhà gái có nghĩa vụ phải trả lại số sính lễ đã nhận. Tuy nhiên; theo pháp luật về hôn nhân gia đình; kết hôn là sự kiện nhằm xác lập quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ dựa trên sự mong muốn và “tự nguyện” của cả hai phía. Do đó, nếu một trong hai không tự nguyện kết hôn thì bên còn lại không được ép buộc. 

    Đối chiếu với quy định của pháp luật; có thể thấy việc đặt điều kiện hai bên phải kết hôn; nếu không bên nhà gái phải trả lại sính lễ đã nhận là vi phạm quy định của pháp luật. Khi đó; hợp đồng tặng cho này sẽ bị vô hiệu. Đồng thời hậu quả pháp lý đối với giao dịch vô hiệu được quy định như sau:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh; thay đổi; chấm dứt quyền; nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu; hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này; luật khác có liên quan quy định.

    Như vậy; nếu trước khi trao sính lễ; phía gia đình nhà trai có đặt ra điều kiện là số sính lễ đó sẽ thuộc về nhà gái nếu hai bên phải tổ chức đám cưới thì đây được cho là một hình thức của hợp đồng tặng cho có điều kiện. Tuy nhiên; điều kiện của hợp đồng tặng cho đó là trái với quy định của pháp luật. Do đó; sẽ không làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Theo đó; bên nhà gái có nghĩa vụ hoàn trả lại số sính lễ đã nhận từ phía gia đình bạn theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự. 

Nam nữ sống chung như vợ chồng có hậu quả gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; có quy định như sau:

“Nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền; nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền; nghĩa vụ đối với con; tài sản; nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Theo đó; nam nữ khi có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn; thì sẽ không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. 

Tài sản giữa các bên được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết; có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Chia tài sản khi không đăng ký kết hôn như thế nào?

Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn sẽ thuộc về ai?

Môi giới kết hôn trái pháp luật có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trên đây; là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Hủy hôn hai bên có đòi lại được sính lễ?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Người khuyết tật có được kết hôn không?

Khi đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; không thuộc các trường hợp cấm kết hôn của luật này thì người khuyết tật hoàn toàn có khả năng kết hôn như người bình thường.
– Để kết hôn với nhau thì 2 bên nam nữ phải làm thủ tục đăng ký kết hôn theo Luật Hộ tịch.

Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn?

Cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn là Ủy ban nhân dân cấp xã; sau khi tới ủy ban đăng kí kết hôn công dân sẽ được nhân giấy đăng kí kết hôn với đầy đủ các nội dung và thông tin như trên. Nếu cơ quan đăng kí kết hôn cho công dân không phải Ủy ban nhân dân cấp xã tức là đã sai thẩm quyền và chịu xử lý việc đăng kí kết hôn không đúng thẩm quyền đó theo quy định của pháp luật đề ra.

Thế nào là tảo hôn?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (điểm a khoản 1 Điều 8)

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời