Hủy bỏ hợp đồng dân sự là gì?

22/10/2021
Hủy bỏ hợp đồng dân sự là gì
701
Views

Có thể thấy rằng hợp đồng tồn tại rất nhiều trong cuộc sống. Việc giao kết hợp đồng là để đảm bảo cho thực hiện công việc và nội dung đã giao kết. Các bên trong quan hệ này được tư do thỏa thuận và thiết lập sao cho khác trái với quy định của pháp luật. Giống như việc giao kết hợp đồng dịch vụ, hợp đồng thương mại;…. thì hợp đồng dân sự cũng sẽ được thực hiện đúng quy định pháp luật. Vậy hủy bỏ hợp đồng dân sự là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hủy bỏ hợp đồng dân sự là gì?

Như chúng ta đã biết hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên; được giao kết dựa trên sự tự nguyện; các bên có quyền xác lập nội dung hợp đồng; các quyền và nghĩa vụ liên quan không trái với quy định của pháp luật. Bên canh đó hợp đồng dân sự còn có thể được xác lập bằng lời nói ngoài hình thức bằng văn bản trong một số trường hợp.

 Điều 425 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.

4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại.

Như vậy; Hủy bỏ hợp đồng dân sự là có thể hiểu là khi một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thoả thuận; hoặc pháp luật có quy định thì bên còn lại có quyền xóa bỏ việc thực hiện hợp đồng; và yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.

Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng dân sự

Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

Theo đó trường hợp này được quy định theo điều 424 Bộ luật dân sự năm 2015.

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.

Bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý được hiểu là do ý chí chủ quan của bên có nghĩa vụ; không phải do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan; hoặc do lỗi của bên có quyền. Khi có sự vi phạm về thời hạn thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.

Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên; hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định trên.

Trong trường hợp này; bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và bên có nghĩa vụ phải chịu những hậu quả do hợp đồng bị hủy bỏ. Tuy nhiên; bên có quyền phải chứng minh được do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên; hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định, để tránh tình trạng tự ý hủy bỏ hợp đồng của bên có quyền.

Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần; hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được; thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; căn cứ theo Điều 425 Bộ luật dân sự năm 2015.

Việc hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này có thể không xuất phát từ sự vi phạm của các bên. Trong trường hợp này; để đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự; đặc biệt là nguyên tắc thiện chí tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015; bên có quyền phải tạo mọi điều kiện giúp đỡ bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ.

Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng

Theo Điều 426 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau về trường hợp này:

Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả; đền bù bằng tài sản khác; hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng; trừ trường hợp có thỏa thuận khác; hoặc theo quy định do sự kiện bất khả kháng; và thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.

Hậu quả pháp lý có thể xảy ra khi hủy bỏ hợp đồng dân sự

Điều 427 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng:

  • Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết; các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
  • Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Trường hợp không trả được bằng vặt thì hoàn trả bằng tiền có giá trị tương đương.
  • Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
  • Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do quy định pháp luật.
  • Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định; thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Hủy bỏ hợp đồng dân sự là gì?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng mà không phải bồi thường theo pháp luật dân sự?

Điều 423 Bộ luật dân sự 2015:
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
– Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
– Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
– Trường hợp khác do luật quy định.

Điểm khác biệt giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự và hủy bỏ hợp đồng dân sự là gì?

– Hủy bỏ hợp đồng dân sự sẽ được áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
– Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự được áp dụng nếu các bên có thoả thuận; hoặc pháp luật có quy định, tức là không cần phải có sự vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật.

Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sư so với hủy bỏ hợp đồng dân sự?

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự làm hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Như vậy; khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự thì coi như chưa có hợp đồng

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận