Hướng dẫn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

31/08/2021
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
931
Views

Hiện nay, nhu cầu mở nhà hàng, quán ăn, kinh doanh thực phẩm…diễn ra phổ biến khắp cả nước. Khi bạn kinh doanh những dịch vụ này; bạn không chỉ phải đăng ký Giấy phép kinh doanh; mà bạn còn phải xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nữa. Nếu bạn đang thắc mắc về trình tự, thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018);

Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều kiện để được xem xét cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

Thứ nhất, có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Thứ hai, có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; bạn phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (theo mẫu).
  • Bản thiết kế mặt bằng và cơ sở và khu vực.
  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh (công chứng).
  • Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
  • Bản sao giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở (công chứng).
  • Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (theo mẫu).
  • Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

Trình tự xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bàn thực hiện các thủ tục theo trình tự như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bạn nộp hồ sơ xin cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sịnh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Sau đó, bạn nộp phí cấp giấy phép lần đầu là 150.000 đồng; phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép; phí kiểm tra định kỳ sau khi có giấy phép dao động từ 700.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền sau khi nhận được hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ trong khoảng 05-10 ngày. Nếu hồ sơ không hợp lệ, bạn sẽ được thông báo để bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định cơ sở

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm.

Bước 4: Cấp giấy phép

Nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nếu kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế lại (tối đa là 03 tháng); nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động.

Hi vọng bài viết “Hướng dẫn xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm” hữu ích đối với quý bạn đọc!

Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; hãy liên hệ với Luật sư 247; với số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bị mất có được cấp lại không?

Nếu giấy phép của bạn bị mất, bạn hãy yên tâm vì nếu bị mất, rách, hư hỏng thì bạn chuẩn bị hồ sơ yêu cầu cơ quan nhà nước cấp lại.

Bán hoa quả có phải xin GCN vệ sinh an toàn thực phẩm không?

Hoa quả cũng là một loại hàng thực phẩm. Do đó, nếu bạn buôn bán, kinh doanh hoa quả sẽ phải xin GCN vệ sinh an toàn thực phẩm. Trừ trường hợp, bạn chỉ buôn bán nhỏ lẻ, bán hoa quả đóng gói sẵn hoặc không có địa điểm bán cố định thì không cần xin GCN.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm) là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống để đảm bảo cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Những đối tượng không bắt buộc phải có GCN vệ sinh an toàn thực phẩm?

Những cơ sở không thuộc diện cần phải có GCN vệ sinh an toàn thực phẩm như: sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; sơ chế nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; nhà hàng trong khách sạn; bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; kinh doanh thức ăn đường phố.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận