Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021

24/07/2021
Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021
951
Views

Những năm gần đây, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động khá cao. Tuy nhiên, bước sang năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh nhưng không biết phải làm thế nào? Bài viết dưới đây Luật sư 247 sẽ tư vấn cho bạn về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái quát về doanh nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông; có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc tế; có hệ thống cảng biển lớn là đầu mối tiếp cận với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Các ngành, lĩnh vực kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu đã có mức tăng trưởng khá nên số lượng doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh khá nhiều.

Theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020; bình quân cả nước năm 2019 có 7,9 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân. Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân cao hơn bình quân cả nước; trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ 7 cả nước,

Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh Covid-19, tình hình sản xuất kinh doanh ở hầu hết các nhóm ngành đều gặp khó khăn; nhiều doanh nghiệp phải dừng kinh doanh hoặc giải thể. Cụ thể, trong tháng 6 năm 2021; tỉnh đã đăng ký giải thể 20 doanh nghiệp và tạm ngưng cho 38 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động do bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, chịu tác động của đại dịch Covid-19, tình hình tài chính eo hẹp, vốn ngân hàng lãi suất cao khó tiếp cận… dẫn đến thu hẹp phạm vi hoạt động, sau đó không duy trì được sản xuất kinh doanh nên làm thủ tục giải thể.

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh. Nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng. Sau khi hết thời hạn; doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục gia hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể, chuyển nhượng.

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải quân theo quy định tại Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:

  • Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
  • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Nên lựa chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể ?

  • Về trình tự, thủ tục: Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp phức tạp hơn so với tạm ngừng kinh doanh. Xuất phát từ lí do, doanh nghiệp giải thể làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp đó trên thị trường, nên để nhằm hạn chế việc doanh nghiệp giải thể nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hay nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải đảm bảo hoàn thành trả nợ và nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước. Do đó, để giải thể doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục trong nội bộ doanh nghiệp cũng như tại nhiều cơ quan khác nhau.
  • Về chi phí: Chi phí tạm ngừng kinh doanh sẽ luôn rẻ hơn chi phí về giải thể . Tạm ngừng không phải chấm dứt hẳn hoạt động; nên sẽ không phải thực hiện chốt thuế; và các nghĩa vụ với nhà nước trong quá trình thực hiện. Thông thường chi phí giải thể công ty sẽ đắt gấp 5 – 10 lần tạm ngừng.
  • Về sự tồn tại của doanh nghiệp: Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể tập trung giải quyết những khó khan của doanh nghiệp; tìm cách huy động vốn để tái cơ cấu doanh nghiệp. Trường hợp có thể hoạt động sớm hơn thời hạn tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp chỉ cần thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc hoạt động trước thời hạn. Ngược lại, trường hợp sau thời gian tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp nhận thấy không thể tiếp tục hoạt động có thể lựa chọn giải thể doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn giải thể doanh nghiệp sau thời gian tạm ngừng kinh doanh.

Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư Bà Rịa – Vũng Tàu .

Cách thức thực hiện:

  • Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ; xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung; cơ quan có thẩm quyền thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.

Bước 5: Hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp của sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng; hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020:
Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Doanh nghiệp đã hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh nhưng chưa có nhu cầu hoạt động tiếp thì cần làm gì?

Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:
– Thứ nhất, tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
– Thứ hai, thực hiện thủ tục khôi phục hoạt động trở lại một thời gian ngắn khoảng từ 01—2 tháng sau đó tiếp tục làm lại thủ tục tạm ngừng kinh doanh đợi thời cơ hoạt động trở lại.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu cần những gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh gồm có:
 – Thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp.
 – Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
 – Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện).
 – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận