Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh năm 2021

31/07/2021
647
Views

Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của các doanh nghiệp. Do vậy, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng đáng kể bởi đây là một giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn trước mắt. Vậy để tạm ngừng kinh doanh cần phải làm gì? Thủ tục tạm ngừng ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh năm 2021 nhé!

Nội dung tư vấn

Căn cứ pháp lý

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Có nên tạm ngừng kinh doanh?

 Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn không thể tiếp tục hoạt động nhưng không muốn giải thể thì tạm ngừng kinh doanh là một con đường hữu ích. Bởi khi tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp có thể bớt đi nỗi lo về tiền lương cho người lao động, thuế, các khoản chi khác.

Nhờ đó; doanh nghiệp tập trung được nhân lực và vật lực để giải quyết các khó khăn còn tồn đọng; tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tư để tái cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc cũng có thể chưa hoạt động gì để chờ đợi cơ hội mới tốt hơn. Đồng thời; khi doanh nghiệp hoạt động trở lại bình thường thì thủ tục đơn giản như: Nếu hết thời hạn tạm ngừng; doanh nghiệp tự hoạt động trở lại còn nếu sớm hơn thì thời hạn tạm ngừng thì chỉ cần làm công văn thông báo. Ngược lại; nếu nhận thấy không còn cơ hội cải thiện để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng; thì nên chọn giải pháp giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải quân theo quy định tại Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:

  • Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
  • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Tạm ngừng kinh doanh không thông báo có bị phạt không?

Pháp luật có quy định chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cụ thể; Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

Về xử phạt đối với hành vi sai phạm; pháp luật xử phạt đối với hành vi vi phạm các nghĩa vụ thông báo như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm; thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh; văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh; cơ quan thuế nội dung theo quy định.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh
  • Biên bản họp, quyết định tạm ngừng kinh doanh theo đúng thẩm quyền
  • Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ

Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh năm 2021

Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ theo hướng dẫn trên tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh

Bước 3:

  • Trong 02 ngày làm việc; Sở KHĐT gửi thông tin sang bên thuế để đối chiếu số thuế còn nợ hoặc không.
  • Trong 03 ngày làm việ;, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh năm 2021.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0936 408 102

Câu hỏi thường gặp

Tạm ngừng kinh doanh có được xuất hóa đơn không?

Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nào. Do vậy doanh nghiệp không được xuất hoá đơn trong thời gian này.

Tạm ngừng kinh doanh có cần thông báo với cơ quan thuế không?

Khi thực hiện tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần thông báo với phòng đăng kí kinh doanh.
Phòng đăng kí kinh doanh có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế do vậy doanh nghiệp không cần thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh là bao lâu?

Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh lần thứ nhất với thời hạn tối da 01 năm. Nếu chưa thể hoạt động trở lại, doanh nghiệp có thể tiếp tục thông báo tạm ngừng kinh doanh (lần thứ hai) gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh; thời hạn tạm ngừng kinh doanh lần thứ hai có tối đa là 01 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận