Hướng dẫn thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư

31/10/2021
Thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư
953
Views

Cùng với sự mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài; các dự án đầu tư tại Việt Nam ngày càng nhiều. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh; nhiều dự án gặp khó khăn buộc phải chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc ngừng hoạt động dự án đầu tư. Vậy, thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư có phức tạp hay không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Đầu tư 2020

Nội dung tư vấn

Được phép ngừng hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp nào?

Dự án đầu tư có thể bị ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động trong các trường hợp cụ thể sau đây:

Cơ quan nhà nước quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư

Trong một số trường hợp cơ quan nhà nước sẽ ra quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần dự án đầu tư, nhằm:

Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động.

Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.

Bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Vì nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.

Nếu thuộc một trong các trường hợp này, dự án đầu tư bắt buộc phải ngừng hoạt động; nếu không ngừng hoạt động theo quyết định của Nhà nước sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng hoạt động dự án đầu tư

Thủ tướng Chính phủ cũng có thẩm quyền ra quyết định ngừng toàn bộ; hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư khi việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại; hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ KHĐT.

Nhà đầu tư quyết định ngừng hoạt động dự án đầu tư

Việc ngừng hoạt động dự án đầu tư; nhà đầu tư cũng có thể tự quyết định ngừng hoạt động.

Trường hợp ngừng hoạt động vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất; giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

Khi ngừng hoạt động dự án đầu tư; nhà đầu tư chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ theo quy định của Luật Đầu tư 2020; và tiến hành thủ tục ngừng hoạt động của dự án.

Thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư

Các bước được thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư thông báo bằng văn bản cho Sở Kế hoạch và đầu tư về việc ngừng hoạt động dự án đầu tư.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Trung tâm hành chính công để chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận thông báo ngừng hoạt động dự án đầu tư của nhà đầu tư; và ghi nhận tình trạng hoạt động của dự án đầu tư.

Hồ sơ ngừng hoạt động của dự án đầu tư

Hồ sơ ngừng hoạt động dự án đầu tư khá đơn giản với các loại giấy tờ sau đây:

Thông báo ngừng hoạt động của dự án đầu tư (theo mẫu).

Ủy quyền thực hiện ngừng hoạt động dự án đầu tư (nếu không tự thực hiện).

Biên bản họp, quyết định ngừng hoạt động dự án đầu tư.

Hi vọng bài viết “Hướng dẫn thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư” hữu ích đối với quý bạn đọc!

Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý của chúng tôi; hãy liên hệ với Luật sư 247; với số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Dự án đầu tư là gì?

Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn; để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể; trong khoảng thời gian nhất định.

Thời hạn tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư là bao lâu?

Theo quy định thì tổng thời gian tạm ngừng dự án đầu tư là 12 tháng. Trừ trường hợp ngừng hoạt động do quyết định của tòa án, của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian tạm ngừng hoạt động được xác định theo bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Các trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư?

Các trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, bao gồm:
Một là, theo quyết định của nhà đầu tư hoặc theo hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp.
Hai là, theo quyết định của cơ quan đăng ký đầu tư.

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư tối đa là bao lâu?

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được xác định như sau:
Dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất; thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động; tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm. Dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm; thì thời hạn hoạt động có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đầu tư

Để lại một bình luận