Theo quy định của pháp luật thì hầu hết các doanh nghiệp đều phải tiến hành việc đăng ký nội quy lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, hồ sơ đăng ký nội quy lao động như thế nào? Trình tự, thủ tục đăng ký nội quy lao động ra sao? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký nội quy lao động giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện thủ tục này.
Căn cứ pháp lý
Quyết định số 338/QĐ-LĐTBXH
Nội dung tư vấn
Doanh nghiệp nào bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động?
Theo khoản 1 Điều 118 Bộ luật lao động năm 2020; mọi người sử dụng lao động đều phải ban hành nội quy lao động, trường hợp sử dụng từ 10 người lao động trở lên; thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 119 Bộ luật này cũng chỉ rõ:
- Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động; tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
Như vậy, các doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng (theo điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Do đó, để không bị phạt, doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên; cần nghiêm túc thực hiện thủ tục đăng ký nội quy lao động.
Căn cứ Điều 119, Điều 120 BLLĐ năm 2019; Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP; và Quyết định số 338/QĐ-LĐTBXH, việc đăng ký nội quy lao động sẽ được tiến hành như sau:
Hồ sơ đăng ký nội quy lao động
Người sử dụng lao động động phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
- Nội quy lao động;
- Văn bản góp ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
- Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động; và trách nhiệm vật chất (nếu có).
- Nơi nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động:
Nộp tại một trong các cơ quan sau:
- Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh ủy quyền): Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trình tự, thủ tục đăng ký nội quy lao động
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động
- Thời hạn: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động.
- Cách thức nộp: Một trong 03 hình thức sau:
- Nộp hồ sơ qua cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến cơ quan chuyên môn về lao động;
- Nộp hồ sơ trực tiếp;
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
Bước 2: Cơ quan chuyên môn về lao động xem xét, tiếp nhận hồ sơ
- Thời hạn: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung, đăng ký lại nội quy lao động.
Lưu ý: Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì phải gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Hiệu lực của nội quy lao động:
- Nội quy lao động phải đăng ký: Có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (được ủy quyền) nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
- Nội quy lao động không phải đăng ký (trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động): Hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.
Sửa đổi nội quy lao động có phải đăng ký lại?
Với hàng loạt quy định mới tại BLLĐ năm 2019; các doanh nghiệp sẽ phải tiến hành sửa đổi nội quy lao động của mình để phù hợp với quy định của pháp luật. Đơn cử như việc bổ sung nội dung về phòng; chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc; người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động,…
Vậy khi sửa đổi nội quy lao động theo các quy định mới; doanh nghiệp có cần đăng ký lại nội quy lao động không?
Trước đây, theo khoản 5 Điều 28 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành BLLĐ năm 2012, trường hợp sửa đổi, bổ sung nội quy lao động đang có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.
Tuy nhiên, hiện nay, tại khoản 3 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ năm 2019 này, khi sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Ngoài ra, Nghị định này và BLLĐ năm 2019 không có quy định nào đề cập đến việc phải đăng ký lại nội quy lao động khi sửa đổi. Do đó, người sử dụng lao động không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký lại nội quy lao động khi sửa đổi, bổ sung.
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động mới nhất”. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ: 0833 102 102
Mời bạn xem thêm bài viết:
Những trường hợp nào được tiếp nhận vào làm công chức?
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở năm 2021
Câu hỏi liên quan
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm:
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Bộ luật lao động 2020 quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động làPhạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. Do đó, công ty không được phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 của Bộ luật này nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.