Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang năm 2021

31/08/2021
421
Views

Hiện nay, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu kinh doanh nhưng số vốn không quá lớn thường sẽ lựa chọn phương án thành lập hộ kinh doanh thay vì doanh nghiệp. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh khá đơn giản nhưng từ năm 2021 đã có một số thay đổi nhất định. Vậy theo quy định mới nhất năm 2021, thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020;

Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

Nội dung tư vấn

Các trường hợp không được thành lập Hộ kinh doanh tại Hà Giang

Theo khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trong khi đó, trước đây Nghị định 78/2015 chỉ quy định chung chung là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh…

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang năm 2021 gồm những tài liệu sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  1. Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
  2. Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

4. Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh

5. Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang

Bước 1: Nộp hồ sơ

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

  • Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch.
  • Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho người thành lập hộ kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả

Hộ kinh doanh căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.

Lưu ý: Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề thành lập hộ kinh doanh tại Hà Giang năm 2021. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích với bạn đọc!

Mời bạn đọc xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp; cũng như hỗ trợ khách hàng. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc. Chi phí hợp lý và bảo mật thông tin khách hàng 100%. Khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý, bao gồm:

  • Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập
  • Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ.
  • Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước.
  • Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.

Nếu có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ của Luật sư 247; hãy liên hệ: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ tính tiền thuế mà hộ kinh doanh phải nộp là gì?

Việc tính thuế của hộ kinh doanh không phải căn cứ vào số vốn điều lệ mà sẽ dựa trên doanh thu hàng năm của hộ kinh doanh.

Chi phí thành lập hộ kinh doanh như thế nào?

Chi phí thành lập hộ kinh doanh do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.

Thời hạn nộp thuế theo phương pháp kê khai của hộ kinh doanh là ngày nào?

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Các phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh?

Hộ kinh doanh có thể nộp thuế theo một trong hai phương pháp sau:
– Phương pháp kê khai;
– Phương pháp khoán;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời