Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Điện Biên năm 2021

14/08/2021
Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Điện Biên năm 2021
771
Views

Gần đây, Điện Biên có sự thay đổi rất tích cực về kinh tế; thực sự chứng minh được vị trí trung tâm của vùng Tây Bắc. Cụ thể, tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc; kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát… Môi trường đầu tư kinh doanh đang dần năng động, hoạt náo hơn. Chính vì vậy, tỉnh Điện Biên đã thu hút không ít các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để phát triển kinh tế tại đây. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Điện Biên được pháp luật quy định như thế nào? Hồ sơ thành lập ra sao? Trong nội dung bài viết này, Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Doanh nghiệp là gì?

Tại khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

10, Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Như vậy; doanh nghiệp là tổ chức được thành lập nhằm mục đích kinh doanh dưới hình thức các loại hình công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân. Mục tiêu và hình thức hoạt động của một doanh nghiệp là rất đa dạng; phong phú; thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hiện có tất cả 05 loại hình doanh nghiệp là: doanh nghiệp tư nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; công ty hợp danh và công ty cổ phần.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Điện Biên

Do đặc điểm về cơ cấu, tổ chức của từng loại hình doanh là khác nhau; nên luật doanh nghiệp quy định hồ sơ thành lập từng doanh nghiệp tại tỉnh Điện Biên có những sự khác biệt nhất định, cụ thể như sau:

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Điều 19 Luật doanh nghiệp 2020 quy định hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Căn cứ Điều 20 Luật doanh nghiệp 2020 quy định hồ sơ thành lập công ty hợp danh gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Căn cứ Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020 quy định hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

(1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật;

(2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

(3) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Căn cứ Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020 quy định hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

(1) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

(2) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức; và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

(3) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Điện Biên

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp muốn thành lập

Người thành có nhu cầu thành lập doanh cần xác định loại hình doanh nghiệp mong muốn thành lập. Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020; có các loại hình như sau: doanh nghiệp tư nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; công ty cổ phần.

Sau khi xác định được loại hình doanh nghiệp, cần xác định các vấn đề sau:

  • Đặt tên doanh nghiệp
  • Lựa chọn địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Xác định ngành, nghề kinh doanh.
  • Xác định vốn điều lệ doanh nghiệp
  • Xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Chuẩn bị bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông sáng lập.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Chủ thể có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như đã hướng dẫn ở trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu ở trên; người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp định đặt trụ sở chính.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi; bổ sung cho doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây Luật sư X đã cung cấp cho bạn thông tin về thành lập doanh nghiệp tại tỉnh Điện Biên năm 2021. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc!

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102

Câu hỏi liên quan

Có thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng những tài sản nào?

Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Định giá tài sản góp vốn như thế nào?

Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Những nội dung phải công bố trên cổng Đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp là gì?

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung gì?

Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận