Hướng dẫn tách giấy chứng nhận đầu tư năm 2021

30/10/2021
Tách Giấy chứng nhận đầu tư
1125
Views

Doanh nghiệp của bạn đã được cấp và hoạt động hợp pháp bằng Giấy chứng nhận đầu tư; hiện tại bạn đang có nhu cầu tách Giấy chứng nhận này thành Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; để có thể thuận lợi trong các thủ tục pháp lý khác. Hãy tham khảo bài viết hướng dẫn tách giấy chứng nhận đầu tư dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020;

Luật Đầu tư 2020.

Nội dung tư vấn

Hồ sơ tách giấy chứng nhận đầu tư

Khi bạn có nhu cầu tách Giấy chứng nhận; bạn phải chuẩn bị 03 bộ hồ sơ khác nhau:

Một là, hồ sơ xin tách Giấy chứng nhận đầu tư.

Hai là, hồ sơ xin cấp Giấy đăng ký kinh doanh.

Ba là, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Cụ thể như sau:

Hồ sơ xin tách Giấy chứng nhận đầu tư

Trước tiên, bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu).
  • Tờ khai thông tin người nộp.
  • Giấy ủy quyền (nếu không trực tiếp thực hiện mà ủy quyền cho cá nhân/tổ chức bất kỳ).

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Tương tự như khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường; bộ hồ sơ cấp Giấy đăng ký kinh doanh trong trường hợp này cũng gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu).
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Giấy giới thiệu cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Ngoài 02 bộ hồ sơ trên; bạn cần chuẩn bị thêm 01 bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; bao gồm:

  • Giấy đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (theo mẫu).
  • Bản chính Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy giới thiệu cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục.

Thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ 03 bộ hồ sơ như trên; bạn thực hiện thủ tục tách Giấy chứng nhận như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hồ sơ yêu cầu tách Giấy chứng nhận tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ của bạn hoàn toàn hợp lệ; bạn sẽ được xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Bước 2: Khắc dấu và công bố mẫu dấu.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bạn trả lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền; tiến hành khắc dấu và công bố mẫu dấu mới.

Bước 3: Tiếp tục nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu hồ sơ hợp lệ, thì trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ; bạn sẽ được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của chúng tôi.

Nếu còn thắc mắc và muốn tư vấn thêm về những vấn đề trên; hãy liên hệ với Luật sư 247 với số hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?

Bạn có thể hiểu: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

Bị mất Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải làm sao?

Nếu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của bạn bị mất, hư hỏng hoặc rách thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Có bắt buộc tách Giấy chứng nhận đầu tư không?

Với những doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư thì không bắt buộc phải làm thủ tục tách Giấy chứng nhận đầu tư. Nhưng nếu có nhu cầu, thì bạn có thể chuẩn bị hồ sơ để yêu cầu cơ quan nhà nước tách Giấy chứng nhận cho bạn.

Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm giấy tờ gì?

Khi thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ như:
Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư.
Báo cáo tình hình triển khai dự án đến thời điểm điểu chỉnh.
Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh.
Các giấy tờ liên quan khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đầu tư

Để lại một bình luận