Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất

24/03/2022
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất
662
Views

Trên thực tế, thu hồi đất là hoạt động khó khăn, phức tạp và dễ phát sinh tranh chấp, khiếu kiện, bởi hoạt động này trực tiếp đụng chạm đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau: Nhà nước, người bị thu hồi đất ở và người được hưởng lợi từ việc Nhà nước thu hồi đất. Trong nhiều trường hợp, người bị thu hồi đất ở không đồng thuận với việc thu hồi và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. Trong trường hợp quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường mà người bị thu hồi có căn cứ cho rằng quyết định chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp  thì có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất tới bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Khi nào Nhà nước thu hồi đất?

Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:

– Thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

– Thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai.

– Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Điều kiện được bồi thường về đất.

* Để được bồi thường về đất phải có Sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.

Khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện được bồi thường về đất khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;…”.

Như vậy, để được bồi thường về đất thì hộ gia đình, cá nhân cần đáp ứng đủ điều kiện sau:

– Đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.

– Có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận (điều kiện cấp Giấy chứng nhận khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất gồm 02 trường hợp: Có giấy tờ và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất).

* Trường hợp duy nhất không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ vẫn được bồi thường.

Khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013 quy định:

“2. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này”.

Theo đó, mặc dù không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng vẫn được bồi thường về đất nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:

– Là đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004.

– Người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Lưu ý: Được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.

Thẩm quyền, trình tự giải quyết khiếu nại, khiếu kiện đất đai.

Theo quy định tại Điều 204 của Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại. Cụ thể quy định tại Điều 17-19 của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

– Giám đốc sở và cấp tương đương giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. 

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

Ngoài ra trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Tuy nhiên Luật đất đai mới và Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai chưa quy định rõ đối tượng Quyết định hành chính, hành vi hành chính rõ như Luật đất đai cũ, cũng chưa hướng dẫn trình tự giải quyết khiếu nại đối với Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Thẩm quyền, trình tự giải quyết tố cáo về đất đai.

Theo quy định tại Điều 204 của Luật Đất đai 2013 thì cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Cụ thể về thẩm quyền được xác định:

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Về trình tự giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật tố cáo năm 2011 và Nghị định 76/2012/NĐ-CP, Thông tư 06/2013/TT-TTCP.

Dịch vụ hướng dẫn giải quyết tranh chấp về bồi thường thu hồi đất của Luật sư X

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất. Hãy sử dụng Dịch vụ giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất của Luật sư X. Luật sư X chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng; và tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất theo quy định của pháp luật một cách nhanh nhất và chính xác nhất

Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất của Luật sư X. Luật sư X sẽ thực hiện:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất
  • Tư vấn nội dung thủ tục để giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất
  • Rà soát, đại diện khách hàng thực hiện giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất
  • Tư vấn điều kiện giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất
  • Tư vấn, tham gia giải quyết tranh chấp phát sinh từ tranh chấp về thu hồi bồi thường đất
  • Đại diện quyền lợi của khách hàng khi phát sinh tranh chấp;
  • Tư vấn các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan đến tranh chấp về thu hồi bồi thường đất

Ưu điểm dịch vụ của luật sư X

Đến dịch vụ của Luật sư X bạn sẽ được phục vụ những tiện ích như:

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất khá phức tạp. Nếu không hiểu rõ sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Chính vì vậy mà khi sử dụng dịch vụ của Luật sư X; quý khách hàng sẽ được tư vấn tận tình; tránh được nhiều rủi ro pháp lý.

Đúng thời hạn: Với phương châm “Đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chũng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.

Dịch vụ tư vấn Lĩnh vực Đất đai – Nhà ở – Bất động sản khác

Mời bạn tham khảo Dịch vụ tư vấn Lĩnh vực Đất đai – Nhà ở – Bất động sản khác của Luật sư X:

– Tư vấn các giao dịch về đất đai, nhà ở, bất động sản khác như: Đặc cọc, mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho mượn, đấu giá…;

– Tư vấn, thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, nhà ở, bất động sản khác như:

  • Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền đất lần đầu (GCN) đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức;
  • Đăng ký biến động khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền đất
  • Cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi GCN đã cấp;
  • Gia hạn thời hạn sử dụng đất;
  • Tra cứu, cung cấp thông tin dữ liệu đất đai, nhà ở, bất động sản khác

– Tư vấn, giải quyết tranh chấp về đất đai, nhà ở, bất động sản khác như:  

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, bất động sản khác;
  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở, bất động sản khác;
  • Tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và bất động sản khác;
  • Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở, bất động sản khác như: Chuyển nhượng, tặng cho, chuyển đổi, thừa kế, cho thuê, góp vốn…);
  • Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng, thu phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất”. Nếu quý khách có nhu cầu pháp lý liên quan mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp không được bồi thường về đất

Điều 82 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường về đất.

Giá đền bù về đất không theo giá thị trường

Căn cứ điểm đ khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013, tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được tính theo giá đất cụ thể do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. So với giá thị trường thì giá đất cụ thể thấp hơn nhiều.
Vì tiền bồi thường được tính theo giá đất cụ thể nên người dân không được phép thỏa thuận.

Thủ tục giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 69 Luật Đất đai 2013, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được thực hiện theo 04 bước sau:
Bước 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Bước 2: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Bước 3: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường.
Bước 4: Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.
Nếu không tuân thủ theo đúng thủ tục trên thì người bị thu hồi đất có quyền khiếu nại, khởi kiện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dịch vụ Luật Sư

Comments are closed.