Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp Nhà nước không?

26/09/2022
Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp Nhà nước không
490
Views

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế hiện đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta hiện nay, nhưng không hoạt động với vai trò chủ yếu là phát triển kinh tế mà là tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định chính trị-xã hội. Do vậy mà mô hình hợp tác xã càng trở nên được ưu tiên khuyển khích phát triển ở Việt Nam bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân…. Mặc dù có thể hiểu, hợp tác xã là một hình thức thể hiện cho thành phần kinh tế tập thể, nhưng không phải ai cũng hiểu về khái niệm cũng như bản chất của hình thức “hợp tác xã” này. Hợp tác xã là gì? Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp Nhà nước không? Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không? Đây là một số vấn đề được đông đảo người dân quan tâm.

Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này. Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề “Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp Nhà nước không?” thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Hợp tác xã là gì?

Theo quy định tại điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định:
“ Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”
Từ quy định nêu trên chúng ta có thể nhận thấy hợp tác xã có những đặc điểm như sau:

  • Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu.
  • Hợp tác xã do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã

Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã

Quyền của hợp tác xã:

  • Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của bản thân.
  • Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.
  • Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên.
  • Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên.
  • Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên
  • Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.
  • Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã
  • Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã
  • Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã
  • Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã
  • Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã
  • Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã; xử lý thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp Nhà nước không?
Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp Nhà nước không?

Nghĩa vụ của hợp tác xã

  • Thực hiện các quy định của điều lệ.
  • Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định của Luật hợp tác xã
  • Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.
  • Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên
  • Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.
  • Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
  • Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên
  • Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.
  • Bồi thường thiệt hại do bản thân gây ra cho thành viên theo quy định của pháp luật.

Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?

Hợp tác xã là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Theo điều 74, Luật Dân sự 2015 đã quy định về các điều kiện về tư cách pháp nhân của hợp tác xã. Cụ thể như sau:

Thành lập theo quy định của pháp luật: Cơ sở pháp lý tại Bộ Luật dân sự và Luật hợp tác xã 2012. Khi thỏa mãn đầy đủ điều kiện, hợp tác xã hay liên hiệp hợp tác xã sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký. Đó là: Kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm; có tên riêng (đặt theo quy định của Luật Hợp tác xã tại Điều 22); lập hồ sơ đăng ký đầy đủ (Điều 23 – Luật hợp tác xã) và có địa điểm đặt trụ sở (Luật hợp tác xã quy định tại Điều 26).
Dựa trên sáng kiến của các xã viên sẽ là cơ sở để thành lập hợp tác xã. Các bước thành lập tuân thủ theo quy định của pháp luật và công khai rõ ràng.
Tài sản của hợp tác xã độc lập với các cá nhân , pháp nhân khác. Hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng chính tài sản của mình. Hơn thế nữa, khi đã thành lập, hợp tác xã có quyền độc lập tham gia các quan hệ pháp luật.

Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp nhà nước không?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh theo khoản 10 Điều 4 và điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các loại hình doanh nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Công ty hợp danh.
  • Công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.
  • Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tổ chức quản lí.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 thì hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập
Và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Như vậy, theo các quy định và luật định được liệt kê như trên thì hợp tác xã không phải là doanh nghiệp nhà nước mà là tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân.

Điều kiện thành lập hợp tác xã

  • Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
  • Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã; Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã; Góp vốn theo quy định.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp Nhà nước không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, dịch vụ thám tử theo dõi, dịch vụ giải quyết ly hôn nhanh làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội hay tìm hiểu về thủ tục … Quý khách vui lòng liên hệ  Luật sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tổ chức kinh tế là gì?

Hiện nay luật không có quy định rõ về tổ chức kinh tế tuy nhiên căn cứ theo Đều 3 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau: Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đất hợp tác xã có được cấp sổ đỏ không?

Theo quy định tại khoản 27, Điều 3 Luật Đất đai thì; Hợp tác xã được xác định là tổ chức kinh tế sử dụng đất; nên việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cho HTX thực hiện như việc cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kinh tế.
Trường hợp HTX có tên trong sổ đăng ký ruộng đất; (giấy tờ quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 100 Luật Đất đai); thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cho Hợp tác xã được xác định theo quy định tại Điều 25 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài hay không?

Nếu hợp tác xã tạm ngưng kinh doanh cả năm thì không phải nộp lệ phí môn bài, nếu tạm ngưng kinh doanh không trọn năm thì phải nộp phí môn bài.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.