Quy định về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất 2023

10/03/2023
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
217
Views

Khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai thì đều phải lập thành hợp đồng, đây là một quy định bắt buộc. Bởi lẽ đất đai là một loại tài sản quý giá, vậy nên cá quy định liên quan đến việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế đất đai đều rất được chú trọng. Vậy các quy định về việc tặng cho quyền sử dụng đất được thể hiện như thế nào và “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất” được soạn thảo ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu về các vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Quy định về tặng cho quyền sử dụng đất

Căn cứ vào Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy, điều kiện để thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất như sau:

+ Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

+ Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất.

+ Có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và Điều 194 Luật Đất đai 2013.

Trình tự thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất

Khi thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất, bên tặng cho và bên nhận tặng cho quyền sử dụng đất cần thực hiện các thủ tục theo trình tự các bước sau: 

Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Hợp đồng này gồm những nội dung chính sau:

  • Tên, địa chỉ của các bên;
  • Lý do tặng cho quyền sử dụng đất;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
  • Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho;
  • Quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;
  • Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

Bước 2: Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Hai bên có thể liên hệ với văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã để yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng này. Việc tặng cho quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện luật định; khi lập hợp đồng thì cả hai bên phải ký vào hợp đồng tặng cho.

Trông đó, hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc);
  • Hợp đồng tặng cho đã được công chứng;
  • Bản sao công chứng các giấy tờ nhân thân: CMND/CCCD, hộ khẩu….;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân (để được miễn thuế thu nhập cá nhân);
  • Các giấy tờ cần thiết khác.
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ tại phòng đăng ký đất đai

Sau khi hợp đồng đã được công chứng hoặc chứng thực người tặng cho sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện nơi có bất động sản; để sang tên quyền sử dụng đất cho người được tặng cho. Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:

  • Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên…

Bước 4: Nhận kết quả và thực hiện nghĩa vụ tài chính

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp bên nhận tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ tài chính đó được xác định theo số liệu địa chính thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có), các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ.

Tải xuống hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Mời bạn xem và tải Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất tại đây:

Hướng dẫn cách soạn thảo Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Các bên có thể sử dụng các mẫu Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có sẵn sau đó tải về và điền thông tin đồng thời có thể thay đổi một số thông tin sao cho phù hợp. Khi lập hợp đồng tặng cho nhà ở, đất ở cần chú ý các nội dung sau:

– Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là cá nhân:

  • Nếu các bên có từ hai người trở lên thì lần lượt ghi thông tin của từng người;
  • Nếu bên được tặng cho là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì ghi hộ chiếu;
  • Trường hợp có người đại diện, thì ghi họ tên, giấy tờ tùy thân và tư cách của người đại diện.

– Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là tổ chức thì ghi thông tin: Tên tổ chức (gồm cả tên viết tắt; trụ sở; thông tin người đại diện)

– Trong trường hợp vợ chồng có địa chỉ thường trú khác nhau, thì ghi địa chỉ thường trú từng người và của cả hai người;

– Điều kiện của nhà ở tham gia hợp đồng tặng cho nhà được quy định tại Điều 118 Luật nhà ở năm 2014.

Trong trường hợp ngôi nhà ở nông thôn thì ghi rõ từ xóm (ấp, bản),…;

– Ghi các thực trạng khác của ngôi nhà (nếu có) như: Quyền sử dụng bất động sản liền kề của chủ sở hữu ngôi nhà; các hạn chế về kiến trúc và xây dựng;

– Trong trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thì ghi giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng của ngôi nhà đó;

– Trường hợp các bên có thỏa thuận khác về việc lệ phí thì ghi rõ bên nào nộp, số lượng nộp;

– Ghi các thỏa thuận khác ngoài các thỏa thuận đã nêu.

Ở phần yêu cầu công chứng hợp đồng:

– Trong trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị Công chứng viên đọc hợp đồng, thì ghi người yêu cầu công chứng đã nghe đọc hợp đồng;

– Trong dấu ngoặc đơn ghi ngày tháng năm bằng chữ, nếu thực hiện công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng thì ghi giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn;

– Ghi địa điểm thực hiện công chứng;

– Ghi chủ thể hợp đồng là cá nhân giao kết; nếu có bên nào đó gồm từ 2 người trở lên, thì lần lượt ghi họ tên, giấy tờ tùy thân của từng người;

– Nếu có bên là tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của tổ chức đó và ghi họ tên, giấy tờ tùy thân và tư cách của người đại diện.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề: “Bồi thường đất thương mại dịch vụ”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Tặng cho quyền sử dụng đất có cần phải đăng ký biến động đất đai không?

Căn cứ khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 về việc đăng ký biến động đất đai trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;
e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
Như vậy, khi tặng cho quyền sử dụng đất thì cần phải đăng ký biến động đất đai theo như quy định trên.

Khi tặng cho quyền sử dụng đất cần phải nộp những loại thuế phí gì?


Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất sẽ phát sinh các loại thuế và lệ phí sau:
– Về thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, thu nhập từ việc nhận tặng cho đối với quyền sử dụng đất được xác định là một trong những thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Thuế suất được áp dụng để tính thuế trong trường hợp này là 10% giá trị tài sản. (Theo quy đinh tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
– Về lệ phí trước bạ: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, khi tiến hành thủ tục sang tên quyền sử dụng đất từ nhận tặng cho, lệ phí trước bạ được xác định là 0,5% giá trị của tài sản (xác định theo Bảng giá đất của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có đất).
Lưu ý:
Tuy nhiên, bên nhận tặng cho quyền sử dụng đất có thể được miễn thuế và lệ phí trước bạ quy định ở trên nếu như họ nhận được tài sản từ chính vợ hoặc chồng, cha mẹ (gồm cả cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng), con cái (gồm con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể), ông bà (nội, ngoại), cháu (cháu nội, cháu ngoại) hay từ chính các anh, chị, em ruột của mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.